Liên quan đến việc Cục Nghệ thuật Biểu diễn thời gian gần đây có những quyết định không phù hợp thực tiễn trong cấp phép phổ biến bài hát và tác phẩm sân khấu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát lại toàn bộ các văn bản quy định pháp luật về quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật.
Nhà văn Nguyễn Tuân là một người cầu kỳ trong ăn uống. Sự tinh tế của ông trong ẩm thực đã đưa ông trở thành một trong những nhà văn hàng đầu viết về văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Ngoại tứ tuần mới bước chân vào nghề điêu khắc, ý thức được sự muộn màng, cả hai miệt mài học tập. Trò chăm, thầy giỏi, có bao nhiêu “vốn liếng”, ông mang ra truyền hết cho học trò. Chị bảo chả bao giờ trả hết được ơn thầy, một người đức độ, tận tâm. Thầy còn viết sẵn “di thư” trong khi còn nằm viện với nội dung nếu có mệnh hệ gì thì không liên quan tới “cô cậu” học trò Nguyễn Sang - Kim Thanh.
Thực hiện tâm nguyện của cố nhạc sĩ Văn Cao, vợ và 5 người con của ông đã cùng ký tên hiến tặng bản “Tiến quân ca” cho Nhà nước. Chiều 15/7, Văn phòng Quốc hội tổ chức lễ tiếp nhận bài “Tiến quân ca” và truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho cố nhạc sĩ Văn Cao.
Tới đây, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam sẽ chính thức tổ chức trọng thể lễ tiếp nhận văn bản hiến tặng bài Tiến quân ca, bản sao viết tay bài Tiến quân ca của cố nhạc sĩ Văn Cao do gia đình trao tặng. Cùng đó là lễ truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho cố nhạc sĩ Văn Cao; tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho bà Nghiêm Thúy Băng, vợ cố nhạc sĩ Văn Cao.
Sau Cách mạng tháng Tám, Văn Cao được ông Nguyễn Khang và ông Nguyễn Thành Lê giới thiệu đến nhà in Rạng Đông chịu trách nhiệm trình bày, sửa mo-rát cho hai tờ báo: Độc Lập của Đảng Dân chủ và Lao Động của Tổng Công đoàn Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám, Văn Cao đã từng phụ trách nhà in bí mật Phan Chu Trinh, in báo Độc Lập…
Đầu tháng 10/1944, Văn Cao gặp lại Vũ Quí tại ga Hàng Cỏ. Anh là người vẫn theo dõi những hoạt động nghệ thuật của Văn Cao trong những năm tháng hoạt động tại Hải Phòng và thường xuyên khuyến khích Văn Cao sáng tác những bài hát yêu nước như: “Hò kéo gỗ trên sông Bạch Đằng” (1941), “Gò Đống Đa” (1942), “Thăng Long hành khúc” (1943)… Hai người đưa nhau vào tiệm cơm Văn Phú ở đầu phố Hàng Lọng (đường Lê Duẩn), Văn Cao linh cảm thấy cuộc đời của mình bắt đầu bước sang một bước ngoặt mới.