Những lợi ích không thể bỏ qua của thanh toán không dùng tiền mặt

Thứ Ba, 16/06/2020, 08:35
Với đúng tinh thần "ích nước lợi nhà", các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đang có sự phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Đây thực sự là tương lai của nền kinh tế số, quốc gia số.

Từ năm 2019, Chính phủ đã chọn ngày 16/6 hàng năm là Ngày không tiền mặt nhằm khuyến khích việc sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trong nhân dân. Không phải ngẫu nhiên mà phương thức thanh toán này lại được xác định là tương lai của nền kinh tế số, quốc gia số. Những lợi ích mà nó mang lại không chỉ đối với Nhà nước mà còn với chính mỗi người tiêu dùng.

Với người tiêu dùng

Bảo vệ sức khỏe bản thân

Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, tiền mặt tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm cho người. Khi dịch COVID-19 diễn ra, Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng đưa ra khuyến cáo tiền giấy có thể là vật dụng trung gian truyền nhiễm virus corona.

Bởi vậy, việc sử dụng các phương thức TTKDTM mà phổ biến là thanh toán điện tử sẽ mang đến lợi ích lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như cộng đồng.

Hiện nay, để sử dụng thanh toán điện tử, người dùng có thể lựa chọn thanh toán bằng thẻ ngân hàng hoặc ví điện tử,… Đặc biệt, ví điện tử với tính năng thanh toán không tiếp xúc mang đến ưu điểm vượt trội khi hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữa người với người.

 Trong số đó phải kể đến ví điện tử VNPT Pay của Tập đoàn VNPT được áp dụng công nghệ thanh toán không tiếp xúc (Contactless payment) như QR Code, NFC, Sonic. Không chỉ giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm virus mà những công nghệ này còn nâng cao việc bảo mật thông tin, tăng cường sự an toàn cho người dùng.

VNPT Pay áp dụng công nghệ thanh toán không tiếp xúc.

Nhiều tiện ích khi mua sắm

Khi sử dụng thanh toán điện tử, người dùng còn có thể dễ dàng kiểm soát chi tiêu, không sợ việc bị trả thiếu tiền hay thậm chí quên không lấy tiền thừa khi mua hàng. Đồng thời, khách hàng sẽ chỉ phải trả đúng số tiền trong hóa đơn mà không xảy ra tình trạng làm tròn lên khi thanh toán.

Ngoài ra, nhằm khuyến khích người dân sử dụng thanh toán điện tử, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thường đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Chẳng hạn, duy nhất trong ngày 16/6, người dùng sẽ được tặng tới 50% giá trị nạp di động trả trước VinaPhone khi thanh toán qua ví VNPT Pay; hoặc người sử dụng ví điện tử VNPT Pay sẽ được giảm từ 10% - 20% hóa đơn khi thanh toán các dịch vụ của VNPT (truyền hình cáp MyTV, Internet Fiber,…) trong 4 tháng liên tiếp.

Hay từ nay đến 30/6/2020, khi quét QR thanh toán VNPT Pay QR tại các điểm chấp nhận thanh toán, khách hàng sẽ được nhận ngay thẻ quà tặng trị giá 20% hóa đơn (tối đa 50.000đ).

VNPT Pay khuyến mại 50% nạp tiền di động trả trước VinaPhone.

Với Nhà nước

Một lợi ích dễ nhận thấy của việc TTKDTM đó là Nhà nước sẽ giảm được chi phí quản lý, in ấn, kiểm đếm, bảo quản và vận chuyển tiền mặt. Đơn cử, để sản xuất 1 tờ tiền mệnh giá 500đ sẽ phải mất 1.500đ tiền in ấn* ((*)  Số liệu năm 2013), gấp 3 lần giá trị của tờ tiền. Như vậy, nếu các phương thức TTKDTM được sự dụng rộng rãi trong nhân dân thì số tiền mà ngân sách Nhà nước tiết kiệm được là rất lớn.

Cùng với đó, khi được số hóa, các giao dịch sẽ minh bạch hơn, góp phần đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng. Một ví dụ tiêu biểu cho vấn đề này đó là Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Hiện nay, đã có hơn 500 dịch vụ công được số hóa trên hệ thống này. Người dân có thể thực hiện các dịch vụ công tại bất kì đâu và thanh toán phí/lệ phí/đóng thuế bằng hình thức thanh toán điện tử. Điều này vừa tiết kiệm thời gian cho người dân, vừa đảm bảo sự minh bạch, tránh hiện tượng nhiêu khê.

Với việc được liên kết với hơn 30 ngân hàng trong cả nước, ví điện tử VNPT Pay được đánh giá là một trong những loại hình thanh toán tối ưu trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Thời gian tới, khi dịch vụ thanh toán Mobile Money hay còn gọi là Tiền di động được chính thức triển khai, phương thức TTKDTM chắc chắn sẽ được phổ biến rộng khắp tới người dân. Và khi đó, tương lai về một nền kinh tế số, quốc gia số sẽ không còn xa.

An An
.
.
.