MobiFone đạt top 6 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam
- “Loa phường kiểu mới” của MobiFone- công cụ tuyên truyền hiệu quả trong mùa dịch
- Chuyển vùng quốc tế cùng Roam Care của MobiFone với giá siêu rẻ
Theo đó, tổng giá trị thương hiệu của danh sách 2020 đạt hơn 12,6 tỉ USD, tăng 22% so với danh sách lần thứ tư.
10 thương hiệu đứng đầu xét theo giá trị chiếm hơn 60% tổng giá trị của danh sách. Nếu xét theo lĩnh vực, cùng với thực phẩm đồ uống, viễn thông thuộc nhóm ngành sở hữu nhiều doanh nghiệp nhất trong top 10 gồm Viettel, VNPT và MobiFone và đạt tổng giá trị thương hiệu là 3,85 tỷ USD, chiếm 47,3% trong top 10 thương hiệu có giá trị lớn nhất.
Riêng MobiFone, năm 2020 tính đến thời điểm hiện tại, là năm đặc biệt khó khăn với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trước trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành, đã đang ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của nhà mạng, tuy nhiên giá trị thương hiệu của MobiFone năm nay vẫn đạt 397,8 triệu USD, tăng đáng kể so với mức 393 triệu USD của năm 2019 (theo số liệu của Forbes Việt Nam).
Trước đó, tháng 4/2020, trong danh sách 150 nhà mạng lớn nhất thế giới theo công bố của Brand Finance, giá trị thương hiệu của MobiFone cũng tăng lên 6 bậc từ vị trí 106 năm 2019 lên vị trí 100.
Đối với xếp hạng của Forbes Việt Nam, hãng cho biết việc xác định giá trị thương hiệu được thực hiện theo phương pháp đánh giá của Forbes (Mỹ), tính toán vai trò đóng góp của thương hiệu vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những thương hiệu giá trị nhất là thương hiệu đạt mức doanh thu lớn trong các ngành mà thương hiệu đóng vai trò chủ đạo.
Kết quả xếp hạng trên tiếp tục khẳng định hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị của một trong những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam này.
Cụ thể, kết thúc năm 2019, mức lợi nhuận trước thuế của nhà mạng này đạt khoảng 6.078 tỷ đồng, hoàn thành 100,5% kế hoạch năm, tăng 3,5% so với năm 2018.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2019 tiếp tục duy trì ở mức 23,9%, hoàn thành 100% kế hoạch năm; nộp ngân sách nhà nước năm 2019 khoảng 5.526 tỷ đồng.
Đặc biệt là năng suất lao động bình quân mỗi cán bộ, công nhân viên MobiFone trong nhiều năm qua luôn đạt trên dưới 9 tỷ đồng/người/năm. Thậm chí có năm như 2018, năng suất lao động bình quân của nhân viên MobiFone đạt 9,62 tỉ đồng/người/năm, cao hơn gấp 10 lần năng suất lao động toàn nền kinh tế.
Theo con số được đưa ra tại Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng bộ Tổng công ty Viễn thông MobiFone, nhiệm kỳ 2020-2025, diễn ra mới đây, doanh thu hợp nhất của MobiFone trong giai đoạn 2015-2020 ước đạt 225.079 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế ước đạt 36.249 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước 34.827 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu bình quân của giai đoạn này là 33,74%/năm - đây là mức tỷ suất lợi nhuận cao nhất của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam nói riêng và doanh nghiệp nhà nước nói chung.
Trong nhiệm kỳ mới 2020-2025, Đảng bộ Tổng công ty Viễn thông MobiFone đặt ra mục tiêu với tổng doanh thu tăng trưởng 6-7%/năm, trong đó doanh thu viễn thông tăng 5-6%/năm; thị phần kết nối di động 26-30%; lợi nhuận trước thuế tăng 5-7%/năm; năng suất lao động tăng 6%/năm...
Theo đại diện MobiFone, trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, MobiFone đã tăng cường tối đa các giao dịch trực tuyến, tối ưu chất lượng mạng lưới, tăng cường dung lượng gấp 3-4 lần cho các điểm cách ly, đảm bảo thông suốt thông tin. Ứng dụng Chatbot và Livechat của MobiFone không chỉ kịp thời giải đáp mọi thắc mắc về dịch vụ viễn thông mà còn cung cấp cho khách hàng các thông tin cần thiết, chính thống về phòng chống dịch bệnh từ Bộ Y tế.
Những giải pháp công nghệ của MobiFone như MegaMeeting hỗ trợ miễn phí việc dạy và học trực tuyến tại hàng vạn điểm cầu khắp cả nước, phần mềm bảo vệ quản lý trẻ em sử dụng internet Kyzpro… được đông đảo khách hàng đón nhận.
Chính những cử chỉ quan tâm và chăm sóc thiết thực này của nhà mạng đã giúp khách hàng an tâm lao động, học tập và ổn định cuộc sống trong thời điểm dịch bệnh.