Động lực nào giúp Phú Quốc vươn lên thành điểm đến hàng đầu châu Á?
Khi đến Kiên Giang phát biểu tại hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh cuối tháng 7-2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh cần có tầm nhìn để biến “đảo ngọc” Phú Quốc thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng giải trí độc đáo mang đẳng cấp quốc tế.
Ông yêu cầu tập trung cho Phú Quốc phát triển không phải cạnh tranh với các địa phương của Việt Nam trong thu hút nguồn lực, mà để Phú Quốc cạnh tranh hiệu quả, sòng phẳng với các quốc gia khác.
Từ phát biểu này có thể thấy một lần nữa, người đứng đầu Chính phủ đưa ra tầm nhìn và thể hiện sự quyết tâm biến Phú Quốc thành điểm đến hàng đầu của châu Á, mang đẳng cấp quốc tế. Tầm nhìn đó từng được thể hiện rất rõ khi Chính phủ phê duyệt quy hoạch Phú Quốc vào năm 2015. Trong quy hoạch cũng nêu rất rõ tiềm năng, lợi thế của “đảo ngọc” và xác định định hướng phát triển trở thành điểm đến đẳng cấp quốc tế.
Tiềm năng và lợi thế của Phú Quốc đang ngày càng được bạn bè quốc tế biết đến và “hiện thực hóa” bằng mức tăng trưởng ngoạn mục. Nhiều công trình, dự án, cơ sở hạ tầng đã được hoàn thành, đường bay nội địa và nhiều hãng hàng không đã và đang khai thác các đường bay quốc tế đến Phú Quốc. |
Tờ CNN của Mỹ từng bình chọn Phú Quốc là 1 trong 19 điểm đến tốt nhất châu Á năm 2019. Chính trang này cũng bình chọn Phú Quốc là 1 trong 5 địa điểm du lịch đáng đến một lần trong đời ở châu Á - Thái Bình Dương trong mùa thu. Danh sách này có Thành Đô (Trung Quốc), Fukuoka (Nhật Bản), đảo Jeju (Hàn Quốc), Phú Quốc (Việt Nam) và Perth (Australia).
Tờ Telegraph của Anh từng có một bài viết chi tiết nêu 10 lý do “hớp hồn” du khách khi đến Phú Quốc. Trang này miêu tả Phú Quốc như “đảo thiên đường” với quần thể 28 hòn đảo lớn nhỏ, hệ sinh thái đa dạng, bãi biển xanh đầy nắng, ẩm thực biển hấp dẫn, con người thân thiện… mang tính đọc đáo hiếm có.
Theo ông Mai Văn Huỳnh, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, Chính phủ đã nhận rõ tiềm năng lợi thế của Phú Quốc từ rất sớm, qua đó ngay từ đầu đã mời một đơn vị tư vấn có kinh nghiệm ở nước ngoài để để xây dựng quy hoạch “đảo ngọc”. Do đó, các hướng đi của Phú Quốc đều được làm bài bản, thể hiện đúng định hướng và tầm nhìn của Chính phủ.
Nếu tăng với tốc độ hiện tại, Phú Quốc sẽ đón khoảng 5,3 triệu lượt khách trong năm 2019. |
Tuy nhiên, để tận dụng những lợi thế mà thiên nhiên ban tặng, Phú Quốc cần một nguồn lực rất lớn để nhanh chóng hoàn thiện một loạt vấn đề như cơ sở hạ tầng, hệ thống lưu trú, nguồn nhân lực, tạo ra các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn cho du khách.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, tăng trưởng khách đến Phú Quốc đạt tới 36% trong năm 2018 (tốc độ tăng của cả nước là 20%). Theo đó, tổng lượng khách đến Phú Quốc đã đạt hơn 4 triệu lượt. Riêng khách quốc tế là 543.000 lượt.
Nếu tăng với tốc độ hiện tại, Phú Quốc sẽ đón khoảng 5,3 triệu lượt khách trong năm 2019. Bằng chứng là trong 6 tháng đầu năm, khách đến “đảo ngọc” đã đạt 2,2 triệu lượt, tăng 35,1%. Với tốc độ tăng khách quốc tế duy trì ở mức 30%/năm, dự kiến 2020, “đảo ngọc” sẽ đón khoảng 1 triệu lượt khách quốc tế.
Sức hấp dẫn về du lịch cũng như đầu tư bất động sản của Phú Quốc đến từ đường bờ biển dài, thiên nhiên phong phú, thời tiết thuận lợi cho hoạt động du lịch quanh năm. Tiềm năng và lợi thế của Phú Quốc đang ngày càng được bạn bè quốc tế biết đến và “hiện thực hóa” bằng mức tăng trưởng ngoạn mục. Vấn đề còn lại là xây dựng hạ tầng, sản phẩm du lịch, thương hiệu mang đẳng cấp quốc tế đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của du khách.
Với sự vào cuộc của nhiều chủ đầu tư lớn ngày càng có nhiều khu phức hợp, nghỉ dưỡng lớn được xây dựng đem tới Phú Quốc những thương hiệu nghỉ dưỡng tốt nhất hiện nay như Park Hyatt, InterContinental, JW Mariott, Novotel, Melia… |
Nhiều công trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng đã được hoàn thành, các đường bay nội địa và nhiều hãng hàng không đã khai thác các đường bay quốc tế.Với nhiều tín hiệu tốt từ du lịch, Phú Quốc ngày càng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Phú Quốc.
Theo thống kê của Ban quản lý các khu kinh tế tỉnh Kiên Giang, hiện đang có khoảng 300 dự án đầu tư được cấp phép vào Phú Quốc với tổng số vốn 370.000 tỷ đồng. Cơ quan này cho rằng đây là nguồn lực quan trọng để phát triển hạ tầng, dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú, các khu phức hợp, sản phẩm du lịch… cho “đảo ngọc”.
Nguồn lực này đóng vai trò quan trọng giúp xây dựng Phú Quốc vươn lên trở thành điểm đến hàng đầu châu Á, mang đẳng cấp quốc tế. Chắc chắn, hạ tầng cũng như bộ mặt Phú Quốc sẽ ngày càng thay đổi mạnh với nguồn lực đầu tư lớn như vậy.
Cách đây 10 năm, Phú Quốc gần như không có cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 5 sao, khó có thể đón các đoàn khách lớn, đặc biệt là khách quốc tế. Tuy nhiên hiện nay, với sự vào cuộc của nhiều chủ đầu tư lớn như BIM Group, CEO Group, Vingroup, Sun Group… ngày càng có nhiều khu phức hợp, nghỉ dưỡng lớn ở Phú Quốc được xây dựng đem tới Phú Quốc những thương hiệu nghỉ dưỡng tốt nhất hiện nay như Park Hyatt, InterContinental, JW Mariott, Novotel, Melia…
Từ đó giúp Phú Quốc ngày càng có nhiều sản phẩm du lịch hơn, đa dạng hơn, đáp ứng được nhu cầu của du khách. Những nhà đầu tư đi đầu đang giúp dần hiện thực hóa khát vọng và tầm nhìn biến Phú Quốc trở thành một thiên đường du lịch mang đẳng cấp quốc tế.