Cần liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp trong nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu
- Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao- xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp Việt Nam
- Cả nước sẽ có 10 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
TS Nguyễn Thanh Mỹ, Giám đốc Công ty Rynan Smart Fertilizers cho biết, công ty đã ứng dụng thành công công nghệ 4.0 cho sản xuất lúa gạo ở Trà Vinh và Đồng Tháp. Đây là mô hình sử dụng phân bón thông minh kết hợp các thiết bị hiện đại. Chiếc máy cấy cùng lúc thực hiện các chức năng cấy lúa, bón phân, phun thuốc diệt cỏ, diệt ốc…
Đồng ruộng được áp dụng hệ thống cảm ứng mực nước thông minh. Nông dân theo dõi, điều khiển mực nước trên đồng qua smartphone khi lúa cần bơm nước vào hoặc rút nước ra. Sau khi hoàn thiện quy trình từ đất, nước, cây giống tới ra được hạt gạo.
Dưa lưới được trồng theo công nghệ Israel tại quận Bình Thuỷ (TP Cần Thơ). |
GS Dương Văn Chín (Tập đoàn Lộc Trời) chia sẻ, việc ứng dụng CNC trong nông nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí.
“Trước đây, Tập đoàn Lộc Trời sử dụng giống lúa hoàn toàn lệ thuộc vào Viện lúa ĐBSCL nhưng hiện nay chúng tôi đã tự lai tạo được nhiều giống mới cũng như nhân giống lúa cấp xác nhận. Bên cạnh đó, chúng tôi hợp tác với một tập đoàn của Nhật dùng máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa rồi băm rơm trộn chung với một loại nấm sẽ được phân huỷ thành phân bón hữu cơ bón cho đồng ruộng. Với 1ha tiết kiệm được 3 triệu đồng tiền phân bón”, ông Chín nói.
Theo TS Trần Minh Hải, Giám đốcTrung tâm đào tạo và Tư vấn Kinh tế hợp tác (Trường Cán bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn 2), dù làm bất cứ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC nào cũng cần phải có đầu ra. Thị trường phải minh bạch, không để sản phẩm tốt và xấu đan xen nhau.
TS Hải dẫn chứng có 1 HTX làm hơn 80ha lúa hữu cơ, sau 2 năm thì giá bán bằng lúa thường nên làm HTX lỗ hàng tỷ đồng.
TS Đặng Kim Khôi, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Nông nghiệp (Viện chính sách và chiến lược NN-PTNT) phân tích: Các nước trên thế giới đã ứng dụng CNC vào việc dự báo thị trường.
Nếu Việt Nam áp dụng được CNC vào dự báo thị trường để kết nối vào hệ thống cơ sở dữ liệu, từ Trung ương đến địa phương thì sẽ tạo được hệ thống thông tin minh bạch, sự yên tâm, đồng thuận trong việc ra quyết định như quy hoạch vùng hay tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng. Điều này sẽ giúp phát huy được sức mạnh của CNC.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng CNC trong nông nghiệp cần mối liên kết giữa nông dân và DN là rất quan trọng. Vì nông dân không biết thị trường tiêu thụ ở đâu và thị trường đòi hỏi sản phẩm gì. Khi có mối liên kết này thì DN mới tìm được sự giúp đỡ từ các chính sách của Nhà nước, như vậy nông nghiệp ứng dụng CNC mới phát triển được.