Vì sao Nga ưu tiên phát triển máy bay chiến đấu MiG-35 Fulcrum-F?

Thứ Sáu, 10/06/2016, 18:34

Máy bay chiến đấu Mikoyan MiG-35 Fulcrum-F được lên kế hoạch thực hiện bay thử nghiệm  năm 2017 để bắt đầu bàn giao cho Lực lượng Không quân Nga trong năm 2018.

Các chuyến bay thử nghiệm dành dòng siêu chiến đấu cơ Fulcrum ban đầu được lên kế hoạch trong mùa Hè năm nay đã phải hoãn lại vì hoạt động sản xuất bị đình trệ vì nhiều lý do.

 “Việc phát triển máy bay chiến đấu MiG-35 theo hợp đồng với Bộ Quốc phòng vẫn đang được tiến hành”, ông Vladimir Mikhailov, chủ tịch Tập đoàn Sản xuất Máy bay Thống nhất (AUC) Liên bang nga trả lời phỏng vấn thông tấn TASS vào ngày 9-6.

Mẫu máy bay chiến đấu MiG-35

 “Tiến độ hơi chậm một chút vì có một số trục trặc trong việc hợp tác sản xuất gây trì hoãn việc bàn giao linh kiện, tuy nhiên chúng tôi có thể nói rằng nhìn chung mọi khó khăn đã được giải quyết”, ông cho biết thêm.

Tuy nhiên, phòng thiết kế-phát triển máy bay chiến đấu MiG của UAC mong rằng, sẽ có sự bù đắp cho hoạt động sản xuất bị đình trệ vào năm tới. “Chúng tôi sẽ bắt kịp tiến độ năm 2016”, ông Mikhail chia sẻ.

 “Sẽ có một cuộc thử nghiệm rất ngắn gọn đối với máy bay kể từ khi nguyên mẫu đã tự chứng minh khả năng của nó. Máy bay sẽ được chuyển giao cho Lực lượng Không quân Nga vào năm 2018”,  Mikhail cho biết thêm.

UAC chưa ký hợp đồng sản xuất với Bộ Quốc phòng Nga. Để có hợp đồng, cần phải đợi đến khi MiG-35 hoàn thành mọi cuộc thử nghiệm đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, Không quân Nga trước đó dự kiến mua 37 chiếc máy bay MiG-35 đầu tiên. Siêu chiến đấu cơ sẽ bắt đầu chính thức thực hiện nhiệm vụ vào năm 2020.

MiG-35 là một “hậu duệ” của dòng máy bay chiến đấu dũng mãnh MiG-29. Trong khi có thân máy bay tương tự như “thế hệ cha ông”, MiG-35 được thiết giảm tối ưu lực cản/ma sát trong không khí giúp nó đạt tốc độ siêu nhanh.

MiG-35 sẽ được trang bị hệ thống tác chiến điện tử và vũ khí hiện đại đủ sức "so tài" với F-35 và F-22 của Mỹ.

So sánh với nguyên mẫu Fulcrum, MiG-35 có thêm hệ thống điều khiển không dây thế hệ mới, khung thân nhẹ, tiết kiệm năng lượng, động cơ hoạt hiệu quả hơn. Hơn nữa, Nga đang phát triển phiên bản 1 và 2 ghế ngồi dựa trên nguyên mẫu để tối đa hóa sự tương đồng.

Quan trọng hơn cả, MiG-35 sẽ được trang bị thêm hệ thống thiết bị điện tử không quân hoàn toàn mới. Máy bay chiến đấu phản lực mới nhất sẽ tích hợp hệ thống radar điện tử chủ động quét tìm mục tiêu có tên gọi Zhuk-MA. Radar có khả năng theo dõi những mục tiêu có kích thước bằng máy bay chiến đấu ở khoảng cách 158km.

MiG-35 cũng sẽ được trang bị hệ thống định vị quang học độc đáo (OLS), cảm biến quang học-điện tử không đối không thụ động hoạt động trong cả 2 bước sóng trực quan và hồng ngoại cũng như hệ thống tác chiến điện tử ưu việt mà phương Tây thèm khát. Nga hy vọng máy bay chiến đấu mới sẽ giúp khôi phục vinh quang và giành lại một phần thị trường quốc tế rất lớn đã mất.

Phạm Trúc
.
.
.