Mỹ thử nghiệm ‘tàu ma’ theo dõi tàu ngầm kẻ thù

Thứ Hai, 15/02/2016, 14:15
Vào năm 2010, Văn phòng Nghiên cứu Dự án Phòng vệ Tiến bộ (DARPA) và tập đoàn Leidos từng tuyên bố chế tạo một thiết bị điều khiển từ xa được thiết kế để theo dõi tàu ngầm của kẻ thù.

Năm nay, kế hoạch đầy tham vọng này sẽ trải qua thử nghiệm thực tiễn. Tàu điều khiển từ xa săn tàu ngầm (ACTUV) sẽ được thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 17-2 và thử nghiệm sẽ kéo dài cho đến tháng 9-2017.

Mô hình thiết bị ACTUV săn tàu ngầm của Mỹ.

Dự án được thiết kế với mục đích chính: Theo dõi tàu ngầm của kẻ thù. Mặc dù không được trang bị vũ khí, ACTUV có thể đem lại hiệu quả không chỉ dừng ở việc xác định rõ một mối đe dọa nghiêm trọng đang nổi lên mà còn thu thập thông tin tình báo chính xác.

Một chiếc ACTUV nặng 140 tấn, dài 40m, có tính cơ động cao, hoạt động liên tục đến 90 ngày. Chi phí bảo trì dao động từ 15.000 đến 20.000 USD/ngày, theo tạp chí Công nghệ Gizmodo.

Phát biểu tại một sự kiện Hiệp hội Quốc phòng ở Virginia năm 2015, quản lý kế hoạch DARPA, ông Ellison Urba phác thảo lý do Hải quân Mỹ cần phải có một đội tàu săn tàu ngầm hùng hậu.

“Thay vì theo dõi nhiều loại tàu ngầm và cố gắng duy trì hoạt động theo dõi chúng bằng những chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có chi phí đắt, thì đây là cách tốt nhất chúng tôi thực hiện, chúng tôi luôn cố gắng và quyết tâm xây dựng dự án này để giảm thiểu càng nhiều chi phí càng tốt”, ông Urban nhấn mạnh.

Thiết bị có thể tự vận hành vượt qua hàng ngàn km giữa lòng đại dương và nó có thể được triển khai trong nhiều tháng. Nó có thể nhanh chóng phát hiện ra tàu ngầm chạy bằng diesel phát ra điện năng chỉ trong nháy mắt. Cho đến nay, tàu ngầm chạy bằng diesel tạo ra điện năng hầu như không tạo ra tiếng ồn động cơ, cho nên rất khó theo dõi”, ông Urban cho biết thêm.

“ACTUV bảo vệ quân đội tránh được nguy hiểm đồng thời giảm thiểu rủi ro đối với hệ sinh thái biển bằng cách hạn chế sử dụng sóng siêu âm”, tập đoàn Leidos hãnh diện tuyên bố.

Thiết bị săn tàu ngầm của DARPA có thể thay đổi đáng kể cuộc cạnh tranh công nghệ hải chiến trong nhiều năm trong khi xét đến sự phát triển quốc phòng của Nga. Năm nay, Nga sẽ hoàn tất phát triển robot chiến đấu phục vụ chiến đấu dưới nước.

Một thế hệ robot mới sẽ phục vụ quân đội Nga trong những năm tới. Không giống như thiết bị của Mỹ, thiết bị săn tàu ngầm do Moscow chế tạo không chỉ có khả năng thu thập thông tin tình báo mà còn tấn công tàu kẻ thù bằng nhiều loại vũ khí được trang bị.

Robot quân sự hoạt động dưới nước của Nga được phát ra từ một tàu ngầm tiêu chuẩn. Chúng có thể hoạt động hiệu như tàu ngầm và sẵn sàng sử dụng vũ khí nếu cần thiết.

ACTUV là một phần Chiến lược Nâng cấp Công nghệ quốc phòng cấp độ 3 của Mỹ được dự kiến cung cấp cho nước này ưu thế quân sự vượt trội hơn so với mọi đối thủ.

Quân đội Mỹ dự kiến sẽ chi 18 tỷ USD để thực hiện dự án. Ông Sergey Safronov, Phó Tổng giám đốc Cục Khoa học Nghiên cứu Công nghệ Hải quân Liên bang Nga cho biết, hiện Mỹ đang chi tiền chế tạo tàu ngầm gấp 3 lần so với Nga.

Ngọc Bích
.
.
.