Trong các ngày 31/3 và 3/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) đã họp kỳ thứ 55. Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.
Trong các ngày 31/3 và 3/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) đã họp kỳ thứ 55. Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.
Theo Bộ Công an, dữ liệu cá nhân từ vị trí chưa thực sự quan trọng đã trở thành nguyên liệu chính cho hoạt động của các ngành, nghề, dịch vụ và cũng là một trong những nguyên liệu chính để thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số. Sự phát triển một số công nghệ mới đặt ra yêu cầu phải bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Theo số liệu thống kê, để có thể đạt 1 điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế (GDP) sẽ cần trung bình hơn 2 điểm phần trăm tăng trưởng tín dụng. Điều này cho thấy vốn ngân hàng có vai trò cực kỳ quan trọng, được ví như huyết mạch của nền kinh tế. Thế nhưng, trên thực tế, việc tiếp cận vốn đối với từng khu vực doanh nghiệp (DN) lại đang có sự khác biệt.
Trong dòng chảy mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Đề án 06 của Chính phủ không chỉ là một dự án công nghệ, mà còn là ngọn hải đăng soi đường cho tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Với sứ mệnh đặt nền móng cho Chính phủ số, xã hội số và công dân số, Đề án 06 đang dần định hình một Việt Nam hiện đại, nơi công nghệ chắp cánh cho sự phát triển bền vững. Đặc biệt, đề án này đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi hiệu quả Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, hướng tới một nền kinh tế số toàn diện, nơi mọi giao dịch và dịch vụ được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện và an toàn.
Hôm nay (26/3), kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, là thời điểm chúng ta cần dành thời gian để viết và suy ngẫm nhiều hơn về tuổi trẻ và tương lai của nước nhà. Trong bài viết “Tương lai cho thế hệ vươn mình”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhắn nhủ: Khoảng thời gian từ 2025 đến 2045 chỉ còn đúng 20 năm.
Khi chỉ đạo về việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Đây không đơn thuần là điều chỉnh địa giới hành chính mà còn là vấn đề điều chỉnh không gian kinh tế; điều chỉnh về phân công, phân cấp; điều chỉnh về phân bổ và kết hợp các nguồn lực kinh tế...”.
Khi dư luận còn chưa hết bàn tán về những món quà được trao cho quan chức là đồng hồ Patek Philippe trị giá hàng triệu USD thì bản kết luận điều tra vụ án Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) lại khui lộ thêm sự thật ngỡ ngàng: cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan chỉ cần giơ ngón tay trỏ ra dấu thì ngay lập tức, doanh nghiệp Hậu Pháo bê thùng quà chứa 1 triệu USD đến giao nộp!
Trong dòng chảy không ngừng của kỷ nguyên số, chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là một xu thế, mà đã trở thành động lực tất yếu thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính (CCHC). Đây không chỉ là sự tinh giản bộ máy hay cắt giảm thủ tục, mà là một cuộc cách mạng sâu rộng, mở ra con đường phát triển mới, tối ưu hóa nguồn lực và hướng đến một nền hành chính chủ động phục vụ toàn diện người dân và doanh nghiệp.
Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đang từng bước được hiện thực hóa bằng nhiều quyết sách, từ đó mở ra nhiều cơ hội phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Trong bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) – đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu rõ tầm quan trọng và những giải pháp trọng tâm để KTTN phát triển mạnh mẽ, đóng góp xứng tầm trong kỷ nguyên mới của đất nước.
Chủ trương cải tạo, mở rộng không gian xung quanh hồ Hoàn Kiếm của UBND TP Hà Nội đang nhận được sự đồng thuận của đông đảo người dân. Đặc biệt, quyết định phá dỡ tòa nhà “Hàm cá mập”, di dời trụ sở nhiều cơ quan tổ chức và một số nhà dân để mở rộng không gian công cộng được đánh giá là giải pháp mang tính đột phá, chấp nhận bỏ lợi ích vật chất để đem lại không gian văn hóa phục vụ cộng đồng.
Sau khi Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết 193/2025/QH15 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia ra đời, cộng đồng các nhà khoa học rất phấn khởi, đặt nhiều niềm tin vào một giai đoạn mới, nơi những rào cản hành chính sẽ được gỡ bỏ, cơ chế vận hành linh hoạt hơn, tạo điều kiện để nghiên cứu khoa học thực sự phát huy vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày 17/3, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề: "Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng". Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của đồng chí Tổng Bí thư.
Vừa qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu sửa đổi Điều lệ Đảng, quy định thi hành Điều lệ Đảng cũng liên quan việc nghiên cứu không tổ chức cấp huyện. Việc nghiên cứu không tổ chức cấp huyện là cần thiết trong hiện nay và phù hợp với xu thế của các nước phát triển cũng như xung quanh chúng ta. Đa số cán bộ, đảng viên, nhân dân ủng hộ chủ trương này của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Có những nhà khoa học làm việc nhiều năm ở nước ngoài khi có cơ hội là ngay lập tức trở về. Có những thế hệ trẻ mang khao khát ra thế giới để mở mang đầu óc, học hỏi thêm thật nhiều kinh nghiệm rồi cũng để trở về. Thế nhưng, với những nhà khoa học đã và đang làm việc tại Việt Nam, đã và đang nỗ lực cống hiến thì họ vẫn gặp không ít trở ngại.
Một trong 8 nhiệm vụ và giải pháp được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; ban hành cơ chế thu hút nhân tài, trong đó có tri thức người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia quốc tế.
Trung tâm Dữ liệu quốc gia là trung tâm dữ liệu được Chính phủ giao Bộ Công an xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành nhằm thực hiện việc tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, chia sẻ, phân tích, khai thác, điều phối dữ liệu của các cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật, nhằm hình thành kho dữ liệu về con người và kho dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu quốc gia.