Họa sĩ Bàng Sĩ Nguyên từ trần
- Nhà thơ – Họa sĩ Bàng Sĩ Nguyên: “Một thân thầm gọi cái con xa”…
- Nhà thơ - họa sĩ Bàng Sĩ Nguyên: Người lữ hành mải miết
Vì nhà thơ sống một mình nhiều năm nay nên không ai biết ông mất chính xác vào khoảng thời gian nào. Hiện tại, cơ quan công an đang tiến hành khám nghiệm tử thi nhà thơ. Hội Nhà văn thành phố vẫn đang tích cực phối hợp với người nhà của nhà thơ để tổ chức tang lễ cho ông.
Nhà thơ Bàng Sĩ Nguyên lúc sinh thời. |
Nhà thơ, họa sĩ Bàng Sĩ Nguyên sinh năm 1925 tại Bắc Giang. Thuở nhỏ, ông học ở Trường Thăng Long - Hà Nội. Ông đi theo cách mạng từ kháng chiến chống Pháp, làm báo Quân Việt Bắc.
Ông từng làm biên tập tuần báo Văn nghệ, biên tập của NXB Văn học, NXB Tác phẩm mới (nay là NXB Hội Nhà văn) cho tới khi nghỉ hưu. Ông đã có rất nhiều tác phẩm được xuất bản: “Mùa hoa trên núi” (1957), “Ban đầu” (1959), “Ánh thép” (1961), “Trên mảnh đất của tình thương” (1966), “Nay mình hái quả” (1972), “Người con gái Bắc Sơn” (1973), “Hồn nhiên” (1979), “Niềm vui”, “Cô giáo Tày Võ Thị Rinh” (truyện dài)... Với hội họa, ông còn nổi tiếng là người có tốc độ sáng tạo nhanh…
Nhà thơ, họa sĩ Bàng Sĩ Nguyên có 7 người con trong đó có nhà thơ Bàng Ái Thơ, họa sĩ Bàng Sĩ Trực… Tuy nhiên, ông không sống chung với người con nào mà ở một mình tại TP Hồ Chí Minh.
Nhiều năm nay, dù tuổi đã cao, ông vẫn miệt mài viết, vẽ. Ông từng tâm sự chính hội họa, thi ca mới là niềm vui sống của ông, nhất là những năm tháng tuổi già một mình…