Triển khai nhiều biện pháp để kiểm soát lạm phát

Thứ Sáu, 01/06/2018, 09:41
Tăng 0,55% so với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5-2018 ghi nhận mức tăng cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây, kéo chỉ số lạm phát cả năm đối mặt với nhiều thách thức.


Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý Giá-Bộ Tài chính, Trưởng nhóm giúp việc Ban chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng đã có trao đổi về vấn đề này.

PV: Thưa ông, nguyên nhân nào đẩy CPI tháng 5 tăng cao?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Mặt bằng giá cả thị trường trong 5 tháng đầu năm biến động theo hướng tăng tương đối cao trong hai tháng đầu năm, giảm nhẹ trong tháng 3 và tăng dần trở lại trong hai tháng tiếp theo. CPI bình quân 5 tháng đầu năm tăng 3,01% so với cùng kỳ năm trước.

Các nguyên nhân tăng CPI trong tháng 4 và tháng 5 về cơ bản không có yếu tố tăng giá mới xuất phát từ công tác điều hành giá của Chính phủ, mà chủ yếu là xuất phát từ yếu tố thị trường như giá một số nhiên liệu, nhất là giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng cao hơn dự báo trên thị trường thế giới, dẫn đến việc phải điều chỉnh tăng giá trong nước, giá lương thực tăng do nhu cầu xuất khẩu gạo tăng; giá thịt lợn có xu hướng hồi phục do tổng lượng đàn giảm, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa kịp tái đàn, hiện giá thịt lợn hơi đang ở mức gấp đôi giá cùng kỳ năm trước; giá gas tăng theo diễn biến giá thế giới. 

Trong khi đó, ở chiều ngược lại các yếu tố giúp kiềm chế tốc độ tăng CPI về cơ bản không có nhiều thay đổi so với dự báo đầu năm.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý Giá -Bộ Tài chính.

PV: Với mức tăng như vậy, liệu chúng ta có thể đảm bảo kiểm soát lạm phát dưới 4% như mục tiêu đã đề ra từ đầu năm?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Thực tế 5 tháng qua có thể thấy, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực cùng nhau chủ động điều hành giá cả thị trường và thực hiện các biện pháp kiểm soát lạm phát khá hiệu quả. 

Chính phủ cũng đã thể hiện quyết tâm trong việc kiểm soát CPI bình quân dưới mức 4% như Quốc hội đã giao để đảm bảo cân đối kinh tế và hỗ trợ cho tăng trưởng, không để xảy ra lạm phát.

Tuy vậy, không thể phủ nhận thị trường vẫn tiềm ẩn các nhân tố tác động gây bất lợi đến mục tiêu kiểm soát lạm phát xuất phát chủ yếu từ yếu tố thị trường. 

Đó là áp lực tăng giá một số nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giới tác động vào giá trong nước qua kênh nhập khẩu, trong đó đáng chú ý là biến động phức tạp của giá xăng dầu trong thời gian gần đây. Cộng với những hậu quả của thiên tai, dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp, khó lường.

Với kinh nghiệm điều tiết giá năm 2017, để kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng năm 2018, cần chú trọng trong công tác dự báo, xây dựng kịch bản điều hành giá chi tiết cho từng mặt hàng Nhà nước quản lý với bước đi thận trọng và lộ trình thích hợp, bảo đảm không tác động đột biến tới mặt bằng giá chung.

Bên cạnh đó, triển khai đồng bộ, có hiệu quả công tác bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu ngay từ đầu năm, làm tốt công tác chuẩn bị nguồn hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng (cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho đời sống), trong mọi tình huống, ở mọi vùng miền, mọi thời điểm trong năm.

Nhiều biện pháp đã được triển khai để kiểm soát lạm phát. Ảnh minh họa: CTV.

PV: Trong thời gian tới, cơ quan quản lý có những biện pháp nào kiềm chế hiệu quả đà tăng giá?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Thực tế, việc kiểm soát CPI tháng 6 có vai trò quan trọng đối với việc kiểm soát mặt bằng giá cả năm nay do tác động đến CPI bình quân hơn các tháng tiếp theo. 

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá ngày 29-5 vừa qua, Trưởng Ban chỉ đạo, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã nêu ra những yêu cầu rất cấp thiết đối với từng bộ, ngành để đảm bảo kiềm chế lạm phát.

PV
.
.
.