Kết nối doanh nghiệp Việt Nam với chuỗi cung ứng của Tập đoàn AEON
- Phấn đấu giảm 65% lượng túi nilon tại các chợ, siêu thị
- Hàng Việt ra “biển lớn” qua kênh siêu thị
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn khó “chen chân” đưa hàng vào siêu thị
Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) Nguyễn Thảo Hiền cho biết, việc đưa hàng Việt Nam vào hệ thống phân phối của AEON Nhật Bản nói riêng và các hệ thống phân phối nước ngoài là một quá trình dài, đòi hỏi cung cách làm ăn bài bản từ phía doanh nghiệp. Nhưng bù lại, doanh nghiệp sẽ có một thị trường rộng mở, thường xuyên và nâng cao được uy tín thương hiệu cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, từng bước cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam, để sản phẩm Việt Nam vào được hệ thống kênh phân phối hiện đại tại thị trường nước ngoài nói chung và AEON nói riêng.
Tại hội thảo diễn ra phiên kết nối doanh nghiệp Việt Nam với Tập đoàn AEON theo 4 nhóm ngành hàng gồm: Dệt may, đồ gia dụng, thực phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. |
Bà Nguyễn Thị Mai Anh, Phó Giám đốc HPA cho biết, Nhật Bản là cường quốc lớn thứ 3 trên thế giới và AEON là tập đoàn bán lẻ lớn nhất tại Nhật Bản. Đây là thị trường khó tính, chất lượng cao nhưng giá thành cạnh tranh. Do đó, doanh nghiệp vào cuộc chơi này phải chuẩn bị hành trang về chất lượng, sản phẩm và giá thành.
Theo bà Mai Anh, việc thực hiện tuần hàng AEON tại Nhật Bản có 2 hình thức là bán hàng trên siêu thị và tổ chức các gian hàng tham gia giới thiệu sản phẩm kết hợp với một số hoạt động văn hoá nghệ thuật để quảng bá sản phẩm Việt Nam đến người dân Nhật Bản. Mục tiêu cuối cùng là làm sao trên kệ bán hàng của siêu thị AEON có nhiều mặt hàng của Việt Nam.