Cộng đồng nhà đầu tư sẵn sàng với những cơ hội từ CPTPP
Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam được hơn 1 năm, trên thực tế, Hiệp định CPTPP ít nhiều đã có đóng góp tích cực vào hoạt động thương mại của Việt Nam.
Kết quả tính toán các chỉ số thương mại của Việt Nam cho thấy, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu các mặt hàng truyền thống như giày dép, chè và cà phê, hàng mây tre, quần áo và may mặc.
Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam có độ tương đồng khá cao với các đối tác như ASEAN, Trung Quốc, RCEP, CPTPP. Mức độ tương đồng xuất khẩu có xu hướng tăng trong giai đoạn kể từ năm 2008 đến nay. Chỉ số Cường độ thương mại sang thị trường CPTPP, ASEAN, RCEP đều cho thấy tầm quan trọng và tiềm năng của các thị trường này đối với Việt Nam. Hàng hóa xuất khẩu đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhập khẩu của hầu hết các đối tác quan trọng như Nhật Bản, Mỹ…
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng nhấn mạnh những yêu cầu về cải cách thể chế thương mại; thể chế đầu tư; thể chế liên quan đến các biện pháp phi thuế quan; thể chế liên quan đến sở hữu trí tuệ; phòng ngừa và ứng phó với các vụ kiện thương mại, đầu tư; chính sách ngành/công nghiệp; song song với những định hướng chung như ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách nền tảng kinh tế thị trường.