Mỗi ngày một câu hỏi “vì sao?”

Vì sao họ tranh nhau?

Thứ Hai, 09/06/2014, 15:38
Chuyện lãi lỗ cứ gạt qua một bên. Giá trị không tưởng của nó phía sau tấm màn nhung kiêu sa mang tên World Cup còn lớn hơn gấp bội.

Dù là cuộc chiến trên những trang tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình”, hay trận chiến tâm linh trong bức tranh “Bữa tiệc ly” của Leonardo da Vinci, tất cả đều ẩn trong mình một cuộc chiến. Và từ trước khi khởi tranh, World Cup cũng rơi vào một cuộc chiến giành giật, bởi ai cũng coi đó là mỏ vàng trong cuộc kinh doanh chưa làm đã thấy lãi.

Nghiên cứu đầu tiên để giải thích cho câu hỏi: “Tại sao người ta tranh nhau tổ chức World Cup” được bắt đầu từ giải đấu năm 1994 tại Mỹ. Hai nhà kinh tế học của Trường Lake Forest (Mỹ) đưa ra thông số kinh tế của giải đấu vô cùng lằng nhằng, rắc rối mà người thường nhìn vào chỉ thấy những con số nhảy múa. Kết quả cho ra một hằng số được đặt tên bằng cụm từ đã trở nên phổ biến: "Kinh tế thịnh vượng". Với lợi nhuận 140 triệu USD từ giải đấu, Mỹ còn hưởng lợi tới 17 tỷ USD từ dịch vụ ăn theo, chưa kể giá trị vô hình từ việc quảng bá hình ảnh đất nước là thứ không thể đo đếm được.

Thế thôi, vậy là các quốc gia chạy đua với nhau trong cuộc chiến giành giật quyền đăng cai World Cup, từ đất nước có nền bóng đá hùng mạnh đến những quốc gia chưa biết World Cup là gì. Cuộc chiến ấy mạnh đến mức người ta có thể tung hàng trăm triệu USD cho chiến dịch vận động. Rồi những khoản tiền lót tay được chảy dưới gầm bàn.

Năm 1989, để chuẩn bị cho World Cup, một môn thể thao không được ưa chuộng ỏ Mỹ, các tỷ phú, các nhà lãnh đạo đã làm mọi cách để tạo ra cơ sở vật chất tuyệt hảo nhất thế giới. Có 70 nhà đầu tư lao vào cuộc chơi, trong đó có cả con trai đương kim Tổng thống Mỹ, George H.W.Bush, người sau này cũng trở thành Tổng thống Mỹ.

Ông đầu tư 83 triệu USD cho đội bóng chày Texas Rangers, nhưng thực chất là xây dựng tổ hợp SVĐ cho World Cup. Kết cục là người dân địa phương đã phải đóng thêm 0,5% thuế dịch vụ, bán hàng, kiếm về 191 triệu USD cho kế hoạch cải tạo hoàn toàn SVĐ. Chính từ “kế hoạch SVĐ” ấy, George H. W. Bush đã thắng cử chức Thống đốc bang Texas, tiền đề tạo ra cuộc chạy đua quan trọng hơn: Tổng thống Mỹ.

Đó là lí do nữa để một quốc gia nhảy vào cuộc chiến tranh giành World Cup về phía mình. Chuyện lãi lỗ cứ gạt qua một bên. Giá trị không tưởng của nó phía sau tấm màn nhung kiêu sa mang tên World Cup còn lớn hơn gấp bội.

Cái đó người ta gọi là “Kinh tế thịnh vượng” một cách toàn diện…

Dù là cuộc chiến trên những trang tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình”, hay trận chiến tâm linh trong bức tranh “Bữa tiệc ly” của Leonardo da Vinci, tất cả đều ẩn trong mình một cuộc chiến. Và từ trước khi khởi tranh, World Cup cũng rơi vào một cuộc chiến giành giật, bởi ai cũng coi đó là mỏ vàng trong cuộc kinh doanh chưa làm đã thấy lãi.

Nghiên cứu đầu tiên để giải thích cho câu hỏi: “Tại sao người ta tranh nhau tổ chức World Cup” được bắt đầu từ giải đấu năm 1994 tại Mỹ. Hai nhà kinh tế học của Trường Lake Forest (Mỹ) đưa ra thông số kinh tế của giải đấu vô cùng lằng nhằng, rắc rối mà người thường nhìn vào chỉ thấy những con số nhảy múa. Kết quả cho ra một hằng số được đặt tên bằng cụm từ đã trở nên phổ biến: "Kinh tế thịnh vượng". Với lợi nhuận 140 triệu USD từ giải đấu, Mỹ còn hưởng lợi tới 17 tỷ USD từ dịch vụ ăn theo, chưa kể giá trị vô hình từ việc quảng bá hình ảnh đất nước là thứ không thể đo đếm được.

Thế thôi, vậy là các quốc gia chạy đua với nhau trong cuộc chiến giành giật quyền đăng cai World Cup, từ đất nước có nền bóng đá hùng mạnh đến những quốc gia chưa biết World Cup là gì. Cuộc chiến ấy mạnh đến mức người ta có thể tung hàng trăm triệu USD cho chiến dịch vận động. Rồi những khoản tiền lót tay được chảy dưới gầm bàn.

Năm 1989, để chuẩn bị cho World Cup, một môn thể thao không được ưa chuộng ỏ Mỹ, các tỷ phú, các nhà lãnh đạo đã làm mọi cách để tạo ra cơ sở vật chất tuyệt hảo nhất thế giới. Có 70 nhà đầu tư lao vào cuộc chơi, trong đó có cả con trai đương kim Tổng thống Mỹ, George H.W.Bush, người sau này cũng trở thành Tổng thống Mỹ.

Ông đầu tư 83 triệu USD cho đội bóng chày Texas Rangers, nhưng thực chất là xây dựng tổ hợp SVĐ cho World Cup. Kết cục là người dân địa phương đã phải đóng thêm 0,5% thuế dịch vụ, bán hàng, kiếm về 191 triệu USD cho kế hoạch cải tạo hoàn toàn SVĐ. Chính từ “kế hoạch SVĐ” ấy, George H. W. Bush đã thắng cử chức Thống đốc bang Texas, tiền đề tạo ra cuộc chạy đua quan trọng hơn: Tổng thống Mỹ.

Đó là lí do nữa để một quốc gia nhảy vào cuộc chiến tranh giành World Cup về phía mình. Chuyện lãi lỗ cứ gạt qua một bên. Giá trị không tưởng của nó phía sau tấm màn nhung kiêu sa mang tên World Cup còn lớn hơn gấp bội.

Cái đó người ta gọi là “Kinh tế thịnh vượng” một cách toàn diện…

" Tôi nghĩ, tất cả đều chính đáng. Nếu anh có thể giương cao biểu ngữ "Bóng đá muôn năm" thì tôi cũng có quyền giơ khẩu hiệu "Bóng đá tai hại". "

L. Trung
.
.
.