“Nội hoá” cầu thủ ngoại: Không chống nhưng không vỗ tay
Trận Siêu cúp Việt Nam vừa qua, tất cả các bàn thắng đều mang dấu ấn ngoại binh. Ảnh: Pháp luật TP HCM. |
- Theo ông thì hiện nay rất nhiều đội bóng nhập tịch cầu thủ ngoại như một cách vô hiệu hóa luật khống chế ba cầu thủ ngoại trên sân của VFF?
+ MĐC: Các CLB có suy nghĩ muốn lách luật thì... kệ người ta. Điều quan trọng là các cầu thủ ngoại nhập tịch có phù hợp với lối chơi của họ nữa hay không. Theo tôi, vấn đề Việt hóa ngoại binh có thúc đẩy nền bóng đá Việt
- Ông có nghĩ việc nhập quốc tịch cầu thủ ở các CLB sẽ hạn chế sân chơi và ảnh hưởng đến công cuộc đào tạo trẻ?
+ TQT: Chúng ta không thể phân biệt đối xử bởi các cầu thủ ngoại nhập tịch cũng có đầy đủ quyền công dân. Dĩ nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế của các CLB và khi cầu thủ đã nhập tịch thì họ chơi bóng với tư cách là một cầu thủ nội. Những ngành khác cũng thế chứ không riêng gì thể thao.
+ MĐC: Về vấn đề Việt hóa ngoại binh, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến công cuộc đào tạo trẻ rồi và hiện nay nhiều CLB đang đốt cháy giai đoạn hơn là đầu tư cho cầu thủ trẻ. Theo tôi, VFF cần có thêm quy định cầu thủ ngoại nhập tịch phải có thời gian bao lâu mới được ra sân như nội binh. Chứ nếu cứ cái đà này, không khéo V-League tương lai là sân chơi của cầu thủ Việt gốc... ngoại.
- Các CLB tính toán khoản lót tay cho mỗi cầu thủ ngoại nhập tịch chỉ khoảng 20.000 USD (tương đương 350 triệu VND) trong khi một vụ chuyển nhượng cầu thủ nội có cùng đẳng cấp sẽ mất tiền tỷ. Đây có phải là hệ quả của thị trường nội binh bát nháo khi các đội bóng khan hiếm cầu thủ nên phá giá nhau và thả lỏng đào tạo trẻ?
+ TQT: Bóng đá chuyên nghiệp luôn có sự tương tác giữa chất lượng của giải (VFF quản lý và điều hành) và công cuộc đào tạo trẻ (từ phía CLB). Tất cả các quy chế của VFF đều xuất phát từ quyền lợi của CLB, thông qua thường trực và ban chấp hành rồi đến thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước nên rất chặt chẽ. VFF không phải vừa đá bóng vừa thổi còi như một số người hiểu nhầm đâu.
+ MĐC: VFF phải nghiên cứu để hướng dẫn hoặc ra quy chế giúp các CLB đi vào một quỹ đạo chung. Bởi hiện nay tình trạng “đi đêm” và lôi kéo cầu thủ là có thật. Nhiều đội bóng có tiền chỉ muốn mua cầu thủ đá ngay và việc này không khuyến khích họ chăm lo đào tạo trẻ. Nguy hiểm hơn là các CLB cũng không muốn đào tạo cầu thủ trẻ đến khi trưởng thành người khác lấy đi.
- Theo ông thì ở thời điểm này, bóng đá Việt
+ TQT: Bóng đá ở mỗi quốc gia có đặc thù khác nhau và bắt buộc phải hoàn thiện theo từng giai đoạn. Theo tôi thì quy chế ở V-League cho mỗi CLB đăng ký năm, ra sân ba và hạng nhất đăng ký ba, ra sân hai là phù hợp.
+ MĐC: Bóng đá tại một số quốc gia Đông Nam Á ban đầu cần thiết phải cho cầu thủ ngoại ra sân như một liệu pháp thúc đẩy sự cạnh tranh và khi đã đạt mức độ nào đó thì không cần đến ngoại binh nữa. Nguyên Tổng cục trưởng TDTT Lê Bửu từng không ủng hộ việc cho cầu thủ ngoại ra sân hoặc cần hạn chế. Đơn giản các CLB cứ mua ngoại binh về ghi bàn để lấy thành tích thì đất đâu cho cầu thủ nội cọ xát. Theo tôi, nên chỉ cho đăng ký ba, ra sân hai là đẹp.
HLV Calisto: “Vấn đề là chiến lược đào tạo trẻ” Bóng đá vốn là môn cạnh tranh rất mạnh. Ai không chấp nhận cuộc cạnh tranh thì không thể tồn tại được trong bóng đá. Vấn đề không phải là cầu thủ gốc ngoại chiếm hết suất của cầu thủ nội mà vấn đề là chiến lược đào tạo trẻ của các CLB qua sự định hướng chiến lược của LĐBĐ nước đó mới là quan trọng. Bởi đội tuyển chỉ là nơi hưởng lợi từ một chính sách đào tạo quốc gia chứ không phải chiếm suất hay mất suất của cầu thủ nội và ngoại... Ông Trần Duy Long: “Chủ quan tính chuyện nhập tịch cho đội tuyển thì sẽ khó tìm ra bản sắc của bóng đá Việt Ở góc độ xã hội, nên xem đấy là chuyện bình thường. Cầu thủ nước ngoài có yêu mến, chấp nhận lối sống, phong tục tập quán... Việt Nhưng ở góc độ đội tuyển cần phải bàn bạc thấu đáo. Ngoại giỏi không có nghĩa là anh ta chơi tốt trên đội tuyển. Trường hợp HLV Vương Tiến Dũng: “Cái gì cũng có hai mặt của nó”. Góc độ xã hội, trong phạm vi cầu thủ Việt kiều về nước đá bóng thì tôi ủng hộ vì đấy cũng là một cách cống hiến vì nhiệm vụ phụng sự cho tổ quốc của công dân mang dòng máu Việt. Nhưng với cầu thủ ngoại thì có thể đấy là sự toan tính của mỗi con người, mỗi CLB... Chuyện nào cũng có hai mặt của nó. T.Phước - V.Vũ (Pháp luật TP HCM) ghi |