Thổ Nhĩ Kỳ "khoe" Mỹ đã hạ giọng khi nói về S-400
- Vì S-400, Thổ Nhĩ Kỳ dọa cấm cửa Mỹ khỏi căn cứ hạt nhân của Mỹ
- Nga tuyên bố đưa "rồng lửa" S-400 đến phủ kín Bắc Cực
- Nga, Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận về hợp đồng tên lửa S-400 mới
"Mỹ đã hạ giọng đáng kể trong vấn đề S-400. Hiện họ đặt điều kiện không đưa S-400 vào hoạt động", Tổng thống Erdogan ngày 11/3 nói với phóng viên trên đường trở về từ Brussels sau cuộc gặp với lãnh đạo NATO và Liên minh châu Âu (EU), theo Reuters.
Tên lửa S-400 của Nga. Ảnh: ITN |
Phát biểu của ông Erdogan cho thấy Mỹ đã phần nào nhượng bộ trong vấn đề S-400. Washington trước đây nhất quyết đòi Ankara phải trả lại các hệ thống S-400 mà nước này mua của Nga về lại Moscow.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ký hợp đồng trị giá ít nhất 2,5 tỷ USD bàn giao hệ thống tên lửa S-400 do Nga sản xuất cho Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối năm 2017. Đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được một số khẩu đội S-400 và cho hay sẽ đưa vào hoạt động trong tháng 4/2020.
Thương vụ mua sắm S-400 là rào cản lớn trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, trong đó Mỹ cho rằng các hệ thống vũ khí của Nga không phù hợp với các hệ thống quân sự do liên minh quân sự NATO đang sử dụng, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên NATO.
Tuy nhiên, tình hình phần nào đảo chiều từ khi Nga hậu thuẫn Syria trong chiến dịch chống các nhóm phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Tây Bắc Syria. Ankara khi đó nhờ Mỹ triển khai tên lửa Patriot đến gần biên giới để ngăn đà tiến công của Syria, song Washington khước từ lời đề nghị.
Hiện chưa rõ phản ứng từ Thổ Nhĩ Kỳ với lời đề nghị mới nhất của Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ lâu nay coi việc mua sắm vũ khí là vấn đề chủ quyền và khăng khăng không hủy bỏ thương vụ S-400 theo yêu cầu của Washington. Ankara cho biết họ có thể mua tên lửa Patriot từ Mỹ, nhưng là trong một thương vụ riêng biệt không liên quan đến S-400.