Robot xử lý ô nhiễm tại Fukushima mất liên lạc
Một công ty Nhật Bản có nhiệm vụ khảo sát và làm sạch khu vực Fukushima cho biết những nỗ lực của họ tiến hành kiểm tra ô nhiễm đã liên tiếp thất bại do mức độ phóng xạ quá cao.
- Nhật Bản: Nỗ lực tẩy độc các nông trại sau thảm hoạ hạt nhân Fukushima
- Mối liên kết ngầm giữa xử lý thảm họa Fukushima và Yakuza
- Nhà máy điện hạt nhân Fukushima liên tục rò rỉ phóng xạ
Sự cố hạt nhân tại Fukushima hồi năm 2011 xảy ra sau trận động đất và sóng thần, khiến hơn 18.000 người thiệt mạng và hơn một triệu tòa nhà bị phá hủy. Đây cũng là sự cố hạt nhân tồi tệ thứ hai trong lịch sử nhân loại, sau thảm họa Chernobyl.
Ít nhất 100.000 người sinh sống gần khu vực xảy ra sự cố đã buộc phải sơ tán đến điểm trú ẩn an toàn. Đặc biệt, tỷ lệ về các vấn đề bệnh lý thần kinh cũng như các chứng rối loạn đã được phát hiện ở nhiều người trong số đó.
Theo ước tính của các chuyên gia, có khoảng 600 tấn nhiên liệu độc hại có thể đã bị rò rỉ trong thảm họa Fukushima.
Tập đoàn Điện lực Nhật Bản (Tepco), đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và giám sát khu vực từng xảy ra sự cố, cần phái xác định được chính xác vị trí và quy mô của các vụ rò rỉ trước khi tiến hành các hoạt động “làm sạch”.
Mức độ ô nhiễm phóng xạ tại khu vực này đã cao hơn nhiều so mới mức mà con người có thể chịu đựng được, vì vậy, các chuyên gia đã sáng chế ra nhiều robot “bọ cạp” có gắn camera để khảo sát khu vực này.
Tuy nhiên, trong cuộc khảo sát thu thập thông tin gần đây nhất tại khu vực Fukushima, các robot do Toshiba sáng chế đã không thể chịu được mức độ phóng xạ quá cao và chết máy nhanh gấp 5 lần dự kiến.
Tập đoàn Điện lực Nhật Bản (Tepco), đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và giám sát khu vực từng xảy ra sự cố. Ảnh Reuters |
Những robot khảo sát này được thiết kế với khả năng “chịu” được 73 sieverts (đơn vị đo lượng hấp thụ bức xạ ion hóa có thể gây tổn hại), tuy nhiên, mức độ bức xạ bên trong các lò phản ứng này đo được gần đây lên đến 530 sieverts.
Một đơn vị sievert có thể khiến người ta ốm và nôn mửa, 5 đơn vị sieverts sẽ khiến 50% người chết trong vòng 1 tháng tiếp xúc và khoảng 10 đơn vị sieverts sẽ gây tử vong chỉ trong vài tuần.
Đây được coi là một nỗ lực không thành công nữa của Tepco sau khi hàng loạt các thiết bị khảo sát đã gặp trục trặc rồi cứ thế “chết”.
Hồi đầu tháng 2, một “chiến binh bọ cạp” khác đã bị “đơ” sau khi bị phơi nhiễm với mức phóng xạ vượt quá giới hạn chỉ trong 2 tiếng.
Hồi tháng Mười hai, Bộ Thương mại Nhật Bản ước tính rằng tổng thiệt hại do thảm họa hạt nhân này có thể lên đến 20 nghìn tỷ Yên, tương đương 142 tỷ bảng Anh.