3 chiếc máy bay bị bắt cóc lần lượt đâm thẳng vào hai tòa tháp đôi WTC tại New York và Lầu Năm Góc ngày 11-9-2001, nhuộm màu bầu trời xanh bằng khói và lửa và khoét sâu vào tâm trí người Mỹ về một thảm họa khủng bố kinh hoàng.
- Những nạn nhân chưa được định danh 17 năm sau vụ 11-9
- Nhà ga bị phá hủy trong vụ khủng bố 11-9 chính thức được mở lại
- Nước Mỹ 17 năm sau đại họa 11-9
- Vụ khủng bố 11-9 và những bí ẩn chưa có lời giải
- Saudi Arabia bị cáo buộc có liên quan đến vụ 11-9
Chiếc máy bay còn lại trong số 4 chiếc máy bay bị 19 tên khủng bố bắt cóc đâm thẳng xuống một cánh đồng tại Pennsylvania, nhiều người cho rằng chiếc máy bay này có thể đã hướng đến mục tiêu là Nhà Trắng.
|
Một tác giả trên Business Insider viết, xảy ra cách đây ngót 20 năm, thời điểm mà khoảng 1/4 dân số Mỹ hiện nay còn quá nhỏ để có thể nhớ được chi tiết về thảm họa đó. Ảnh Getty Images |
|
Tòa tháp đôi WTC là một biểu tượng của thành phố New York, là niềm tự hào của người dân thành phố này. Trong nhiều thập kỷ, khi mỗi người ở New York nhìn lên bầu trời, tòa tháp đôi WTC vẫn ở đó, sừng sững và là niềm "kiêu hãnh" của nước Mỹ. Ảnh AP
|
|
"Tôi từng tham quan tại hai tòa tháp này một vài lần. Nhưng trong một buổi sáng ngày 11-9 nọ, tôi ngước lên bầu trời và thấy một trong hai tòa tháp đang bốc cháy. Ít phút sau, một chiếc máy bay khác đâm vào tòa tháp còn lại. Những gì tôi biết lúc đó là mọi việc đang thực sự không ổn," Brittany Fowler viết trên Business Insider. Ảnh AP |
|
Tổng thống Mỹ đương thời, ông George W. Bush, người đang tham dự một buổi đọc sách cho thiếu nhi, sững sờ khi nhận được hung tin này. Không ai trong chính phủ lúc đó biết mối đe dọa nghiêm trọng đến mức nào. Ảnh Reuters |
|
Sức tàn phá khi hai chiếc máy bay đâm thẳng vào tòa tháp đôi là cực kỳ khủng khiếp, nó đâm xuyên qua cả cấu trúc thép của hai tòa tháp, phát nổ, bốc cháy và đánh sập tòa nhà. Hàng loạt máy bay chiến đấu được huy động, tất cả các chuyến bay thương mại của Mỹ bị buộc phải hạ cánh ngay lập tức. Ảnh Reuters |
|
Hiện trường nơi mà những mảnh còn lại của tòa WTC đổ ập xuống không khác gì ngày tận thế. Khói bụi dày đặc trong không khí, hàng loạt xe cộ và phương tiện bị đè bẹp. Ảnh AP |
|
Hàng ngàn người đang làm việc và tham quan tại hai tòa tháp bỗng bị mắc kẹt, nhiều người trong số họ không biết chuyện gì đang xảy ra và cũng nhiều người chỉ biết la hét trong tuyệt vọng. Nhiều người thiệt mạng khi máy bay đâm thẳng vào tòa nhà, số khác thiệt mạng do hít khí độc hoặc do cháy. Đau đớn hơn là một số quá hoảng loạn và nhảy khỏi tòa nhà. Chỉ trong vài chục phút, 2.606 người tại hai tòa tháp thiệt mạng. Ảnh Reuters |
|
Thời tiết ngày 11-9-2001 rất đẹp, theo ký ức của nhiều người, với trời xanh và thoáng. Tuy vậy, đây lại là điều kiện để luồng khói và bụi ám lấy toàn thành phố và vươn cả ra đến khu vực cảng New York. "Manhattan trông như thể vừa hứng chịu 10 megatons bom vậy," nhà văn người Anh Martin Amis viết. Ảnh AP |
|
Bị hư hại quá nặng, việc tòa tháp sập xuống là điều không tránh khỏi. Tuy vậy, vào thời điểm xảy ra vụ khủng bố, không ai có thể lường trước được điều này. Người dân đang đi lại trên những tuyến bố lân cận WTC hoảng loạn chạy khỏi màn khói bụi đang đổ ập xuống. Ảnh AP |
|
Lửa bốc cháy dữ dội nhiều giờ liền và phải mất nhiều ngày mới có thể được dập tắt hoàn toàn. Khu vực Hạ Manhattan dưới đường số 14 đã bị phong tỏa hoàn toàn để phục vụ cho công tác cứu hộ. Ảnh AP |
|
Cảnh tượng kinh hoàng có thể được tháy ở bất kỳ đâu. Một nhân viên của lực lượng cứu hộ của sở Chữa cháy New York bị thiệt mạng khi bị thanh cao su khổng lồ rơi trúng đầu khi đang cố gắng cứu những nạn nhân sau vụ tấn công. Ảnh Reuters |
|
Một phần rất nhỏ còn sót lại của tòa tháp đôi, được kiến trúc sư Minoru Yamasaki thiết kế với những cửa sổ nhỏ hẹp cho công trình kiến trúc cao vút. Ảnh AP |
|
Hai tòa tháp 110 tầng bỗng chốc chỉ còn lại là một đống thép bốc cháy. Những người thợ hàn đã phải mất nhiều tháng liền để xử lý đống thép khổng lồ này. Ảnh Reuters |
|
Sở Cứu hỏa New York đã huy động lực lượng đến hiện trường ngay sau khi vụ việc xảy ra. Chính Sở này cũng bị thiệt hại lớn khi cứu giúp những nạn nhân của vụ việc. 343 nhân viên cả Sở Cứu hỏa New York đã thiệt mạng. Ảnh Reuters |
|
Một người lính cứu hỏa gục xuống ôm mặt khóc trước cảnh tượng kinh hoàng và sau những nỗ lực cứu giúp các nạn nhân. Ảnh Getty Images |
|
Nhiều ngày sau đó, lực lượng cứu hộ được bổ sung từ các thành phố và bang lân cận. Cảnh tượng kinh hoàng vẫn tiếp tục khi hàng trăm thi thể được tìm thấy. Ảnh AP |
|
Hình ảnh những nạn nhân của vụ việc được dán trên những bức tường, người thân của các nạn nhân trong một hy vọng mong manh nào đó mong phép màu xảy ra và người thân của họ bình an vô sự sau vụ việc. Ảnh Reuters |
|
Người dân New York lại đoàn kết hơn bao giờ hết, họ đứng xếp hàng dài, cầm cờ, hoa, nước uống và thức ăn, cổ vũ và tiếp sức cho đội cứu hộ. Ảnh Getty Images |
|
Hình ảnh Osama bin Laden trên tuyến phố New York. Ảnh Reuters |
|
New York không phải là mục tiêu duy nhất. Một chiếc máy bay bị bắt cóc đã đâm thẳng vào một phần của Lầu Năm Góc và giết chết 125 người. Ảnh Reuters |
|
Ngày nay, một trung tâm thương mại hoành tráng khác đã mọc lên, ngay bên cạnh khu vực Ground Zero, nơi từng tọa lạc hai tòa tháp đôi, và cũng là nơi tưởng niệm các nạn nhân trong thảm họa 11-9. Ảnh Getty Images |
|
Khu vực Hạ Manhattan vẫn đang phát triển rất sầm uất từ đống tro tàn của ngày 11-9-2001. Ảnh Business Insider |
|
Cứ mỗi dịp 11-9 hàng năm, thành phố New York lại "Chiếu đèn tưởng niệm", biểu trưng cho hai tòa tháp sừng sững một thời. |
Duy Tiến