Hơn nửa tỉ dân Ấn Độ điêu đứng vì khủng hoảng nước

Thứ Ba, 19/06/2018, 19:11
Ấn Độ đang đối mặt cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng nhất trong lịch sử khi phần lớn nguồn nước ngọt vốn đã khan hiếm nay lại bị ô nhiễm, đẩy 600 triệu dân vào tình trạng khốn cùng.

Theo một báo cáo của viện nghiên cứu chính sách cho chính phủ Ấn Độ Niti Aayog vừa được công bố, Ấn Độ đang đối mặt với khủng hoảng nước tồi tệ nhất trong lịch sử. Khoảng 600 triệu người dân nước này đang sống trong tình cảnh thiếu nước trầm trọng, Guardian ngày 18-6 đưa tin.

Tại các khu ổ chuột ven đô trên khắp Ấn Độ, khung cảnh hàng dài người xếp hàng chờ lấy nước từ các xe bồn hay vòi nước công cộng đã trở nên quen thuộc. Tại các vùng nông thôn, hàng trăm hố đất nham nhở được người dân đào bới với hi vọng tìm thấy chút ít nước phục vụ cuộc sống.

Theo một báo cáo của viện nghiên cứu chính sách cho chính phủ Ấn Độ Niti Aayog vừa được công bố, Ấn Độ đang đối mặt với khủng hoảng nước tồi tệ nhất trong lịch sử. 
Khoảng 600 triệu người dân nước này đang sống trong tình cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, trong khi đồng ruộng không có nước để tưới tiêu.
Tại các khu ổ chuột ven đô trên khắp Ấn Độ, khung cảnh hàng dài người xếp hàng chờ lấy nước từ các xe bồn hay vòi nước công cộng đã trở nên quen thuộc. Tại các vùng nông thôn, hàng trăm hố đất nham nhở được người dân đào bới với hi vọng tìm thấy chút ít nước phục vụ cuộc sống.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là vì nguồn nước ngầm, cung cấp gần một nửa nguồn nước cho Ấn Độ hiện nay, đang cạn kiệt với tốc độ đáng báo động. Trong khi đó, khoảng 70% nước ngọt ở quốc gia châu Á này đang bị nhiễm bẩn, góp phần giết chết 200.000 người mỗi năm.
Việc nắng nóng và không mưa trong nhiều ngày được cho là đã góp phần khiến cuộc khủng hoảng nước thêm trầm trọng.
Theo báo cáo của Niti Aayog, 21 thành phố của Ấn Độ, bao gồm thủ đô New Delhi, thành phố Bengaluru và Hyderabad, sẽ không còn nước ngầm vào năm 2020 và khoảng 40% dân số Ấn Độ thậm chí không có nước uống vào năm 2030. "Hậu quả là GDP quốc gia sẽ thiệt hại 6%", báo cáo viết.
Theo ước tính, 3/4 dân số Ấn Độ đang bị ảnh hưởng bởi nguồn nước ô nhiễm và 20% bệnh tật tại nước này được cho là có liên quan trực tiếp với tình trạng này.
Ấn Độ là quốc gia chủ yếu phát triển nông nghiệp với 80% nguồn nước được sử dụng cho tưới tiêu. Tuy nhiên, các biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước gần như không được áp dụng tại quốc gia này. Việc khai thác nước ngầm bừa bãi cũng không hề bị ngăn chặn.

"Về cơ bản, nước là thứ không được xem là giá trị tại Ấn Độ. Người dân coi nước là thứ miễn phí", CNN dẫn lời Samrat Basak, giám đốc Viện Tài nguyên Thế giới tại Ấn Độ, nói về nguyên nhân tình trạng khan hiếm nước sạch ngày càng trầm trọng.

Thiện Nhân (Ảnh: CNN, HinduPost, Reuters)
.
.
.