Giải Nobel vật lý 2015 đã có chủ

Thứ Tư, 07/10/2015, 13:45
Hôm qua (6/10), Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố chủ nhân của giải thưởng Nobel vật lý năm 2015.

Giải Nobel vật lý năm nay được trao cho 2 nhà khoa học đến từ Nhật, Takaaki Kajita và Canada, Arthur B. McDonald vì những đóng góp quan trọng của hai ông trong việc chứng minh rằng các hạt neutrino có định dạng, điều này cũng có nghĩa là những hạt này có khối lượng.

Nhà khoa học Takaaki Kajita, người Nhật, sinh năm 1959, hiện là Viện trưởng Viện nghiên cứu vũ trụ và là Giáo sư tại trường ĐH Tokyo, Kashiwa, Nhật Bản. Ông đã trình bày những phát hiện cho thấy các hạt neutrino trong môi trường chuyển sang một dạng thái khác trên đường đến Trái đất. Nghiên cứu này được ông thực hiện tại Đài quan sát Super-Kamiokande ở Nhật Bản.

Trong khi đó, nhóm nghiên cứu tại Canada do nhà khoa học Arthur B. McDonald đứng đầu đã chứng minh được rằng các hạt  neutrino từ Mặt trời không biến mất trên đường đến Trái đất. Những hạt này đã được thu lại ở dạng thái khác khi chúng đến Đài quan sát Sudbury Neutrino. Arthur B. McDonald là công dân Canada. Ông sinh năm 1943, là GS danh dự tại ĐH Queen, Kingston, Canada.

Chân dung 2 nhà khoa học đồng nhận giải Nobel vật lý 2015 - Arthur B. McDonald (trái) và Takaaki Kajita (phải)

Câu đố về hạt neutrino khiến các nhà khoa học phải vật lộn tìm câu giải đáp nhiều thập kỷ qua đến nay đã được giải quyết. Theo cách tính toán trước đây thì có đến hai phần ba số lượng hạt neutrino biến mất khi đến Trái đất, nhưng hiện giờ với phát hiện từ 2 nhà khoa học trên thì những hạt này không biến mất mà chuyển sang một dạng thái khác. Điều này cũng dẫn đến kết luận rằng những hạt neutrino có khối lượng nhất định dù là nhỏ.

Đối với vật lý, đây là một phát hiện lịch sử. Những tiêu chuẩn trước đây về hoạt động sâu bên trong sự việc tưởng chừng đã thành công mĩ mãn nay đã sang một chương mới khác với những gì mà hơn 20 năm qua các nhà khoa học vẫn đang tiến hành. Những phát hiện mới đã chỉ ra rõ rằng những tiêu chuẩn trước đây không thể hoàn thiện lý thuyết về thành phần cơ bản của vũ trụ.

Nhiều hạt neutrino sản sinh ra trong qua trình phản ứng giữa các bức xạ vũ trụ và bầu khí quyển Trái đất. Những hạt khác được sản sinh trong các phản ứng hạt nhân bên trong Mặt trời. Mỗi giây có đến hàng nghìn tỷ hạt neutrino đi qua cơ thể chúng ta và hầu như không thể cản chúng bởi neutrino là những hạt khó nắm bắt nhất của tự nhiên.

Hiện nay, các thí nghiệm vẫn đang được tiến hành với cường độ cao trên toàn thế giới nhằm nắm bắt những hạt này. Những khám phá mới về các hạt này hi vọng sẽ đem đến những thay đổi trong sự hiểu biết hiện nay của chúng ta về lịch sử, cấu trúc và tương lai của vũ trụ.

Minh Long (Theo nobelprize.org)
.
.
.