Cách phòng chống dịch và cuộc sống hậu cách ly ở Việt Nam trong con mắt nhà báo Mỹ

Thứ Sáu, 15/05/2020, 21:46
"Sự quản lý nhanh chóng và hiểu biết của đất nước, kết hợp với các chính sách nghiêm ngặt của Chính phủ, cho phép Việt Nam tiêu diệt virus SARS-CoV-2 hiệu quả hơn hầu hết các quốc gia", đây là khẳng định của  phóng viên Katie Lockhart khẳng định điều này trong một bài viết được đăng tải trên hãng CNN ngày 15/5.


Không có ca tử vong vì COVID-19

Sau một tuần không có trường hợp mới nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, chính phủ Việt Nam đã cho giảm bớt các biện pháp cách ly và giãn cách xã hội và cho phép một số doanh nghiệp mở cửa trở lại từ 23/4. 

“Dấu hiệu của sự sống bắt đầu xuất hiện. Tiếng còi xe từ các đường phố ngày càng lớn khi nhiều người đi xe máy, trong khi các chủ cửa hàng địa phương quét qua vỉa hè trước cửa hàng của họ. Đó là những dấu hiệu tốt cho thấy thành phố đã sẵn sàng để mở lại theo kế hoạch”, Katie Lockhart viết. 

Cũng theo lý giải của nhà báo này, không có ca tử vong vì COVID-19 không có nghĩa là Việt Nam tình cờ hoặc thoát khỏi dịch bệnh một cách dễ dàng. Mà có được kết quả này là do Việt Nam đã hành động nhanh hơn hầu hết các quốc gia, đóng cửa biên giới với Trung Quốc vào cuối tháng 1 và đình chỉ thị thực để ngăn người nước ngoài nhập cảnh. 

Cảnh hoàng hôn bên hồ ở Hà Nội ngày 2/5. ảnh: Getty

“Tôi đến Việt Nam vào tháng 1, trước khi ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được phát hiện tại TP Hồ Chí Minh, điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến đi Việt Nam của tôi. Khi tôi đi từ TP Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng, Hội An, Huế, Tam Cốc và cuối cùng là Hà Nội, tôi đã chứng kiến các biện pháp ​​chính phủ cách ly cẩn thận các cộng đồng có nguy cơ, theo dõi công dân nghi  nhiễm và cách ly bất cứ ai vào nước này. Trong thời gian khóa, visa du lịch ba tháng của tôi đã hết hạn, nhưng may mắn thay, tôi được phép gia hạn miễn thêm ba tháng nữa”, phóng viên hãng CNN kể lại.

Nhà báo Mỹ còn ghi nhận rằng, vào giữa tháng 3, các bác sĩ, cùng với nhânviên của các cơ quan chức năng đã thường xuyên kiểm tra, kiểm soát khu vực dân cư và các điểm du lịch để  đảm bảo du khách được an toàn và không có virus. 

“Cả sáng và tối, chúng tôi đều nghe thấy những bản cập nhật được phát ra từ loa trên đường phố. Dường như tại bất kỳ thời điểm nào, mọi người đều biết các trường hợp bị nhiễm mới nhất với lịch trình di chuyển chi tiết và đầy đủ. Sự quản lý nhanh chóng và hiểu biết của đất nước, kết hợp với các chính sách nghiêm ngặt của chính phủ, cho phép Việt Nam tiêu diệt virus hiệu quả hơn hầu hết các quốc gia”, Katie Lockhart nhấn mạnh.
 
Công nhân môi trường dọn vệ sinh, làm cỏ trước cửa Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. ảnh: Getty

Đồng thời, phóng viên hãng CNN cũng tiết lộ cách mà Việt Nam từng bước hạn chế dịch bệnh an toàn và theo giai đoạn. Chẳng hạn như với các khu vực rủi ro cao như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chính quyền địa phươngcó các quy tắc chặt chẽ hơn, bao gồm việc đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu như quán bar, quán trà, địa điểm karaoke và các sự kiện thể thao, trong khi các cuộc tụ tập của hơn 10 người bị cấm.

Nhưng nay thì các hạn chế đã được nới lỏng, TP Hồ Chí Minh đã dỡ bỏ lệnh cấm đối với một số cơ sở giải trí và các doanh nghiệp không thiết yếu, bao gồm quán rượu, rạp chiếu phim và spa. Hà Nội cũng mở cửa trở lại các điểm tham quan lịch sử trong khi các phố đi bộ và chợ trong quận Hoàn Kiếm nổi tiếng mở cửa lại vào 15/5.

Những nụ cười khi cuộc sống nối lại

“Bạn có muốn thưởng thức một ly cafe trứng? Ở Hà Nội, ca phe trung - hay cà phê trứng - là món khoái khẩu. Sau khi đến Hà Nội vào cuối tháng 3, tôi đã dành 22 ngày để ở trong căn hộ thuê ngắn hạn của mình. 

Vào ngày 23/4, tôi không thể chờ đợi để xem nhà hàng và quán cà phê nào quanh Hà Nội đang chào đón khách hàng quay trở lại. Các quầy hàng thức ăn đường phố là điểmkhác lạ ở Hà Nội. Mùi gà luộc và âm thanh xèo xèo của những người dân địa phương hạnh phúc tràn ngập hai bên đường Chân Cầm…”, nhà báo Mỹ miêu tả và cho biết bà đã kịp thưởng thức một bát phở và đến quán cafe quen thuộc. 
 
Người dân xếp hàng nhận gạo miễn phí ở Nhà thờ lớn tại Hà Nội ngày 27/4. ảnh: Getty

“Những cái bàn xung quanh tôi đầy những người trẻ tuổi nói to hơn bình thường, hoặc có lẽ tôi chưa quen với âm thanh của giọng nói của người khác. Dù bằng cách nào, nó đã rõ ràng. Họ đã rất vui mừng khi được trở lại một quán cà phê địa phương, một phần quan trọng của văn hóa giới trẻ ở Việt Nam”.

Đồng thời, phóng viên CNN cũng nhắc đến món bún chả nổi tiếng của Việt Nam từng lên sóng nhiều lần ở Mỹ và được cựu Tổng thống Barack Obama thưởng thức khi ông tới thăm Hà Nội vài năm trước. Chưa hết, trong bài báo của mình, Katie Lockhart còn viết về những người dân đứng xếp hàng chờ lấy gạo miễn phí tại Nhà thờ ở khu phố cổ Hà Nội vào ngày 27/4.

Cuối cùng, nhà báo Mỹ đã có những đánh giá sơ bộ về sự thúc đẩy nền kinh tế hậu COVID-19 ở Việt Nam, đặc biệt là đẩy mạnh du lịch nội địa. Cụ thể, từ 23/4, Bộ Giao thông Vận tải bắt đầu tăng các chuyến bay nội địa và tàu hỏa đến các điểm đến chính với năng lực hành khách hạn chế. 

Và khi Chính phủ Việt Nam thông báo mọi thứ đều an toàn, Katie Lockhart đã lên kế hoạch cho chuyến du lịch Sapa. 

“Tôi không thể chờ đợi để đi bộ qua những cánh đồng lúa, chụp ảnh con trâu nước và được bao quanh bởi thiên nhiên. Giống như nhiều doanh nghiệp, khu nghỉ dưỡng Topas Ecolodge bền vững đã đóng cửa gần hai tháng. Nơi ẩn dật mộc mạc, nằm cao trên thung lũng Sapa, chào đón những vị khách đầu tiên vào ngày 15/5 và tôi rất vui mừng được trở thành một trog số họ”, nhà báo Mỹ cho hay.


H.Chi (lược dịch từ CNN)
.
.
.