Australia yêu cầu WTO điều tra Trung Quốc
- Australia - Trung Quốc: Vạch mây mù tìm lối đi!
- Australia yêu cầu Trung Quốc xin lỗi: Mồi lửa mới trong quan hệ song phương?
- Nhà văn Australia tự nhận từng là gián điệp Trung Quốc
Thông tin trên được Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham đưa ra hôm 15/12.
Ông Birmingham nói rằng khoản thuế bổ sung 80% của Trung Quốc áp đặt đối với lúa mạch nhập khẩu từ Australia là "thiếu cơ sở" và "không có cơ sở bằng chứng và thực tế".
Australia là nhà cung cấp lúa mạch lớn nhất cho Trung Quốc với tổng trị giá xuất khẩu lên tới 1,3 tỷ USD/năm. (Ảnh: INT) |
Dù thừa nhận các cuộc dàn xếp tranh chấp của WTO có thể mất nhiều thời gian mới có thể được giải quyết, nhưng ông Birmingham nhấn mạnh đây là bước đi thích hợp để bảo vệ tính toàn vẹn và quyền sở hữu của những người trồng ngũ cốc và sản xuất lúa mạch tại Australia.
“Chúng tôi tự tin rằng dựa trên bằng chứng, dữ liệu và phân tích mà chúng tôi đã tổng hợp lại, Australia có một vụ kiện cực kỳ mạnh mẽ", ông Birmingham nói.
Trước đó, vào hồi tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã quyết định áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp lên tới hơn 80% đối với lúa mạch nhập khẩu từ Australia trong vòng 5 năm. Australia phản đối quyết định này của Trung Quốc và cung cấp bằng chứng phủ nhận cáo buộc, song vẫn bị Trung Quốc từ chối.
Các chuyên gia cho biết Bắc Kinh đã cân nhắc việc hạn chế nhập khẩu lúa mạch của Australia kể từ năm 2018 trong bối cảnh lo ngại rằng Trung Quốc, nước chỉ sản xuất khoảng 20% lượng lúa mạch họ cần, phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu.
Căng thẳng hai nước tiếp tục leo thang trong nhiều tháng trở lại đây. Ít nhất 13 ngành của Australia đã phải chịu thuế quan hoặc một số hình thức gián đoạn, bao gồm lúa mạch, thịt bò, than, đồng, bông, tôm hùm, đường, gỗ, du lịch, trường đại học, rượu, lúa mì và len.
Hiện Australia vẫn né tránh việc đưa các tranh chấp lên WTO vì lo ngại quá trình giải quyết có thể mất nhiều năm, khiến Australia dễ bị trả đũa và làm xấu đi mối quan hệ.