Đại biểu Quốc hội nói về báo cáo phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm
Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) và Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) đánh giá báo cáo của Chính phủ về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm do Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trình bày trước Quốc hội.
- Đạt và vượt hầu hết chỉ tiêu về phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm/ Đại biểu Quốc hội nói về báo cáo phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm
Báo cáo đánh giá rất khách quan
Bên lề Quốc hội sáng 28/10, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) nói: “Tôi đánh giá rất cao báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trình bày về công tác phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm. Báo cáo đánh giá rất khách quan. Lực lượng Công an đã thực hiện rất nhiều việc để giữ vững an ninh, trật tự, củng cố, tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân tin tưởng, yêu mến và giúp đỡ, xứng đáng công cụ bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân”.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh. |
Tôi lấy ví dụ, trong thời gian qua xảy ra một số vụ trọng án giết chết nhiều người gây bức xúc dư luận. Trong các vụ án đó, lãnh đạo Bộ Công an nói chung, cá nhân đồng chí Bộ trưởng nói riêng đã chỉ đạo rất rốt ráo, kịp thời, quyết liệt, do đó cơ quan Công an đã nhanh chóng khám phá, bắt giữ hung thủ và điều tra làm rõ, chuyển cơ quan tiến hành tố tụng xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Niềm tin của nhân dân với lực lượng Công an càng được thể hiện sâu đậm và nhân dân thêm tin tưởng để giúp đỡ Công an trong điều tra, phá án cũng như nhiều nội dung công tác khác.
- Ông đánh giá như thế nào về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội trong phòng, chống oan, sai?
Kỳ vừa rồi Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, tôi thấy Bộ Công an đã có các giải pháp tích cực, chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác bắt, giam giữ, xử lý nghiêm minh những cán bộ, chiến sĩ có sai phạm. Tôi cho rằng đây là việc làm hết sức tích cực của Bộ Công an và kết quả đã được đồng chí Bộ trưởng nêu rõ trong báo cáo trình Quốc hội.
- Báo cáo nêu rõ, trước thềm Đại hội Đảng, các thế lực thù địch gia tăng hoạt động chống phá, kích động, gây rối…
Trước tình hình đó, Bộ Công an đã chủ động nắm tình hình và có các phương án phòng ngừa kịp thời, hiệu quả, đấu tranh vô hiệu hóa các âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, các phần tử cực đoan. Tôi nghĩ rằng, với các biện pháp tích cực, sự sắc sảo, nhạy bén về nghiệp vụ, chắc chắn về pháp luật của lực lượng Công an sẽ tiếp tục hoàn thành trọng trách, giữ vững an ninh, trật tự, trong đó bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp cũng như bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa xã hội quan trọng khác của đất nước.
“Tôi đồng tình những cảnh báo của Bộ Công an trước các thách thức về an ninh kinh tế”
Đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) đánh giá cao báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trình bày trước Quốc hội, trong đó có những kết quả nổi bật trong khám phá, điều tra những vụ án kinh tế, tham nhũng lớn, tham mưu giúp Đảng, Nhà nước giữ vững an ninh kinh tế. Dấu ấn nổi bật nữa trên lĩnh vực này là nâng cao tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.
Đại biểu Trần Du Lịch. |
Điều đó tạo cơ hội, đồng thời đặt ra thử thách lớn, nhất là bối cảnh bùng nổ thông tin. Tôi cho rằng báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Trần Đại Quang trình bày đã nêu đúng thực trạng, đặc biệt là tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên biên giới và đưa ra những giải pháp tích cực. Không chỉ TPP mà ngay trong cộng đồng ASEAN đã phức tạp. Thành ra, phương pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trong bối cảnh mới phải thay đổi ngay từ cách tiếp cận, nếu không, những yếu tố phi kinh tế sẽ ảnh hưởng đến an ninh, trật tự. Do đó, tôi đồng tình với những cảnh báo của Bộ Công an . Quan trọng nhất là chúng ta thay đổi phương pháp đấu tranh cho phù hợp tình hình mới, cách làm nào cho hiệu quả. Ngay cả việc sửa luật hiện nay như Luật Tiếp cận thông tin, Luật An toàn thông tin…, những vấn đề này các cấp, các ngành phải chú trọng chứ không chỉ dựa vào các biện pháp của ngành công an.
- Bộ Công an cũng đã cảnh báo an ninh mạng, tội phạm công nghệ cao trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Ông đánh giá thế nào về việc hợp tác quốc tế của Công an Việt Nam trong tình hình mới?
Tôi cho rằng hiện nay, Công an Việt Nam đã phối hợp rất tốt với các nước, các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới như INTERPOL, ASEANAPOL…, cơ quan cảnh sát, an ninh, cơ quan thực thi pháp luật các nước. Trong các hiệp định mà ta ký kết, ví dụ như trong khối ASEAN, vấn đề ba trụ cột thì trụ cột đầu tiên là an ninh, thứ hai là kinh tế, ba là văn hóa. Như vậy, trụ cột đầu tiên là vấn đề an ninh, gồm an ninh chính trị, an ninh kinh tế, văn hóa, trật tự xã hội chứ không chỉ kinh tế. Thành ra những vấn đề này trong quá trình hội nhập, hợp tác, chia sẻ thông tin, phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm, chúng ta phải thực hiện một cách chủ động, tăng cường hợp tác chứ tự mình đóng cửa thì không thể đấu tranh nổi. Bộ Công an đã thực hiện theo nguyên tắc này.