Ưu tiên nghị sự của ASEAN 2020 là đẩy nhanh đàm phán COC
- Về “chiến thuật vùng xám” của Trung Quốc trên Biển Đông
- Việt Nam vẫn là điểm đến an toàn trong bối cảnh thế giới nhiều biến động
- Thượng tôn pháp luật trong giải quyết các vấn đề Biển Đông
- Quốc tế ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam về Biển Đông
Trả lời câu hỏi của phóng viên về tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho biết, đàm phán COC bắt đầu từ tháng 3 năm 2018 và đến này đã hoàn tất vòng đàm phán rà soát thứ nhất. Tại cuộc họp của nhóm công tác về COC và Hội nghị quan chức cấp cao (SOM) về COC được tổ chức tại Đà Lạt vừa qua, các bên thảo luận và đạt được kết quả tốt cho công tác chuẩn bị vòng đàm phán thứ 2.
An ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông là một trong 5 nội dung đang được ASEAN và quốc tế quan tâm. |
Với tư cách là Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam cũng sẽ đóng góp vào việc đẩy nhanh tiến trình này. Đẩy nhanh ở đây là chúng tôi có thể dành thêm thời gian cho đàm phán cũng như tìm cách thức phù hợp để đạt được thỏa thuận chất lượng cao hơn. Hiện nay, Philippines đang đóng vai trò là quốc gia điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc và vẫn là nước chủ trì các cuộc đàm phán về COC. Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với Philippines để đẩy nhanh tiến trinh này trong năm 2020. Chúng tôi sẽ nỗ lực và hy vọng rằng sớm hoàn tất được vòng đàm phán thứ 2 về COC", Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, vấn đề Biển Đông đang được các nước trong khu vực và quốc tế quan tâm ở 5 khía cạnh: hòa bình, ổn định; tự do và an toàn hàng hải, hàng không; tuân thủ pháp luật quốc tế, DOC và xây dựng COC; tình hình thực địa và tình hình hoạt động của ngư dân. Thời gian tới, nếu có vấn đề gì liên quan đến những nội dung này, Việt Nam sẽ phản ánh trên bàn hội nghị của ASEAN và của cả Liên Hợp Quốc.