Thượng Nghị sĩ John McCain và hai lần gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ Tư, 29/08/2018, 06:56
Theo USA Today dẫn lời của Thượng nghị sĩ: “Tôi có tình yêu sâu sắc với con người Việt Nam, với vẻ đẹp của đất nước này…”. Nhiều ý kiến tôn ông John Mc Cain là “nghị sĩ gạo cội”, là một người “khổng lồ” của chính trường Mỹ. Chính quyền Tổng thống Mỹ đã treo cờ rủ tại Nhà Trắng để tưởng nhớ ông. Hai cựu Tổng thống Mỹ là Obama và W.Bush được đề nghị đọc điếu văn tại tang lễ của ông.


Thượng nghị sĩ Mỹ John Mc Cain sau hơn một năm chiến đấu với ung thư não, đã dừng điều trị và ông qua đời ở tuổi 81. Trong chiến tranh phá hoại do Mỹ gây ra ở Việt Nam, ông là phi công của hải quân Mỹ được lệnh “cưỡi” máy bay vào ném bom Hà Nội. Tháng 10-1967, máy bay của ông bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội và ông nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch và được người dân cứu sống. Đến năm 1973, ông là tù binh Mỹ được trả tự do.

Về Mỹ, 35 năm gắn bó với chính trường, ông được bầu vào thượng nghị sĩ, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ và đã hai lần tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2000 và 2008 nhưng không thành. Từ là một tù binh trở thành một trong những người đã nỗ lực vận động và đã có những đóng góp to lớn quá trình bình thường hóa giữa Việt Nam và Mỹ.

Theo USA Today dẫn lời của Thượng nghị sĩ: “Tôi có tình yêu sâu sắc với con người Việt Nam, với vẻ đẹp của đất nước này…”. Nhiều ý kiến tôn ông John Mc Cain là “nghị sĩ gạo cội”, là một người “khổng lồ” của chính trường Mỹ. Chính quyền Tổng thống Mỹ đã treo cờ rủ tại Nhà Trắng để tưởng nhớ ông. Hai cựu Tổng thống Mỹ là Obama và W.Bush được đề nghị đọc điếu văn tại tang lễ của ông.

Và câu chuyện ông John Mc Cain hai lần được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp được đăng trên Expres ngày 8-10-2013.

“Lần thứ nhất, ở Bệnh viện 108, tôi nhận ra ngay Tướng Giáp. Ông chỉ dừng lại một chút nhìn về phía tôi, rồi đi ngay. Ông không nói gì.

Lần thứ hai là vào đầu năm 1990, trong chuyến tôi đến Hà Nội để thảo luận về POW/MIA (người Mỹ mất tích ở Việt Nam). Tôi đề nghị được gặp Tướng Giáp. Ngày hôm sau, tôi được đưa đến một căn phòng lớn người Pháp xây dựng cho những lãnh đạo cao nhất.

Tại đây Tướng Giáp đang ngồi đợi. Ông tươi cười, thư thái. Dáng người ông nhỏ, gương mặt hơi già nhưng nhanh nhẹn. Ông mặc bộ đồ xám, có thắt cà vạt. Tướng Giáp chào đón tôi một cách nồng hậu. Chúng tôi vỗ vai nhau như đồng đội cũ gặp mặt, không phải là những người từng là kẻ thù.

… Nói về chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi muốn hiểu tại sao Tướng Giáp đã làm được điều phi thường như thế, di chuyển các khẩu pháo lên rừng, lên những mỏm đồi cao làm cho quân Pháp phải kinh sợ? Tôi muốn hỏi Tướng Giáp về đường mòn Hồ Chí Minh? Tuy nhiên, Tướng Giáp chỉ trả lời với tôi rất ngắn gọn: “Tất cả đã là quá khứ. Tôi và anh nên bàn chuyện tương lai. Mỹ và Việt Nam không còn là kẻ thù mà là bạn”.

Gần lúc cuộc gặp gỡ của chúng tôi sắp kết thúc. Chúng tôi đứng dậy bắt tay và chào từ biệt. Tướng Giáp nắm lấy cánh tay tôi và nói nhỏ: “Anh là một kẻ thù đáng trọng”.

Cho đến bây giờ thật sự cũng không rõ ý kiến của Tướng Giáp là muốn so sánh với các kẻ thù khác của Việt Nam? Hay là hàm ý chúng tôi đều chiến đấu vì lý tưởng của mình? Hay là ông ấy muốn xoa dịu tôi?

Dù ý nghĩa câu nói ấy của ông là gì, tôi đánh giá cao điều ông dành cho tôi”.

Trần Liêu (Sưu tầm và tổng hợp)
.
.
.