Tham tán Thương mại cần vượt qua tư duy nhiệm kỳ

Thứ Tư, 07/02/2018, 12:53
Phát biểu tại Hội nghị Tham tán Thương mại năm 2018 ngày 7-2 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, các thương vụ phải quyết tâm hành động mạnh mẽ, không thụ động ngồi chờ doanh nghiệp đến “nhờ” giúp... Đặc biệt, các tham tán thương mại cần phải vượt qua tư duy nhiệm kỳ, e ngại khó khăn.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, đội ngũ tham tán cần phát huy kết quả đạt được, tập trung nâng cao chất lượng hoạt động, tự giác làm tròn trách nhiệm; nhất là trong nắm bắt thông tin thị trường, hợp tác với cơ quan chức năng và doanh nghiệp trong nước trong xử lý tranh chấp thương mại...

Thủ tướng cho biết, Chính phủ luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của các thương vụ thông qua Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan khác để xem “nước sở tại họ cần gì, loại sản phẩm nào, tiêu chuẩn làm sao…” để chúng ta có thị trường ổn định cho các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh, lợi thế so sánh.

Năm 2018, Bộ yêu cầu các tham tán triển khai một số đầu việc, như: Tập trung thúc đẩy xuất khẩu trên địa bàn được phân công phụ trách, theo hướng dành ưu tiên cao cho nông sản, thủy sản và những mặt hàng do các đơn vị 100% vốn trong nước sản xuất; ưu tiên cho những thị trường mới trong đó đặc biệt quan tâm những thị trường mà Việt Nam đang bị thâm hụt thương mại và đề xuất phương án, ý kiến phù hợp nhằm khắc phục sớm. 

Tiếp theo là thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế của Bộ, thu hút công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Chú trọng các đối tác có tiềm năng hợp tác để kết nối với doanh nghiệp trong nước từ đó giúp nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa Việt Nam, tăng cường tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; chủ động làm tốt công tác giới thiệu hàng Việt, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường quốc tế...

Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận những đóng góp của các tham tán, nhấn mạnh doanh nghiệp luôn trông đợi vào sự hỗ trợ từ tham tán, cơ quan thương vụ để nâng cao kim ngạch cũng như quy mô xuất khẩu. Tham tán phải là cầu nối, quảng bá và thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa trong nước...

Thủ tướng cho biết, Chính phủ luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của các thương vụ thông qua Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan khác để xem “nước sở tại họ cần gì, loại sản phẩm nào, tiêu chuẩn làm sao…” để chúng ta có thị trường ổn định cho các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh, lợi thế so sánh. Do đó, Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Công Thương có hình thức khen thưởng, động viên xứng đáng đối với những thương vụ, tham tán làm việc tích cực trong năm qua, nhất là tại các thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu cao hơn mức tăng xuất khẩu bình quân 21% của cả nước.

Đồng thời, Thủ tướng cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động của thương vụ và tham tán đồng thời yêu cầu đội ngũ tham tán quán triệt tinh thần phục vụ doanh nghiệp; hết sức tránh tâm lý chờ các đơn vị đến “nhờ” thì mới vào cuộc, tình trạng né tránh, e ngại, thậm chí là chỉ lo việc nhà mình mà nhãng trách nhiệm được phân công. Thủ tướng yêu cầu chấm dứt tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa” và chủ động khắc phục những yếu kém, tránh tâm lý thụ động. 

Thủ tướng yêu cầu chấm dứt tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa” và chủ động khắc phục những yếu kém, tránh tâm lý thụ động. 

Tại hội nghị, Thủ tướng đã kể về câu chuyện một tham tán thương mại của Nhật Bản tại Việt Nam có quan hệ tốt với các cấp chính quyền, DN Việt Nam, lăn lộn, chịu khó, có kiến thức sắc sảo, hiểu biết pháp luật Việt Nam từ sắc thuế đến thuế suất và có nhiều ý kiến đối với các vướng mắc cản trở thương vụ Việt Nam – Nhật Bản, Thủ tướng đặt vấn đề, có phải đây là bài học kinh nghiệm cho các tham tán thương mại Việt Nam.



Lưu Hiệp
.
.
.