Lực lượng CAND phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thứ Năm, 13/08/2015, 09:08
Lực lượng CAND đã tiến hành các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự và mở rộng quan hệ đối ngoại, trong đó có việc bảo vệ thành công Hội nghị cấp cao các nước có sử dụng tiếng Pháp lần thứ 7 đã góp phần quan trọng vào thành công hội nghị, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Tiếp đó, lực lượng CAND phát huy kinh nghiệm, bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện quốc tế lớn diễn ra tại Việt Nam như Hội nghị ASEM 5, APEC 14, các hội nghị trong khuôn khổ ASEAN…

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII tổ chức giữa năm 1996, Đảng ta đề ra nhiệm vụ: “Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn quân, toàn dân. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị để tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh, xây dựng lực lượng Quân đội và Công an  nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ thế trận an ninh nhân dân; quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công, tích cực, chủ động, sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá ta”.

Giai đoạn này, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, sử dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để  lấy cớ can thiệp vào nội bộ ta. Bọn phản động người Việt lưu vong sau những thất bại trong các chiến dịch trở về nước chống phá đã bị phân hóa mạnh, tuy nhiên những phần tử cực đoan vẫn tìm cách móc nối với phản động trong nước, ra sức chống phá.

Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, lực lượng CAND đã chủ động đề ra những biện pháp tích cực trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự. Ngày 16/1/1997, Đảng ủy Công an Trung ương ra Nghị quyết về nhiệm vụ công tác bảo vệ an ninh, trật tự đến năm 2000. Ngày 13/9/1997, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định thi hành Pháp lệnh Tình báo được UBTV Quốc hội thông qua trước đó.

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Công an trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, ngày 7/5/1998, Quốc hội khóa X đã ra Nghị quyết 13 về việc đổi tên Bộ Nội vụ thành Bộ Công an. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, ngày 9/6/1998, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Công an.

Theo đó, bộ máy Bộ Công an gồm có 6 Tổng cục và một số đơn vị trực thuộc. Trước tình hình mới, ngày 31/7/1998, Chính phủ ra Nghị quyết số 09 về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm; Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, gọi tắt là Ban Chỉ đạo 138.

Lực lượng CAND đã tiến hành các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự và mở rộng quan hệ đối ngoại, trong đó có việc bảo vệ thành công Hội nghị cấp cao các nước có sử dụng tiếng Pháp lần thứ 7 đã góp phần quan trọng vào thành công hội nghị, được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Tiếp đó, lực lượng CAND phát huy kinh nghiệm, bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện quốc tế lớn diễn ra tại Việt Nam như Hội nghị ASEM 5, APEC 14, các hội nghị trong khuôn khổ ASEAN…

Thời kỳ này, nổi lên hoạt động của hai tổ chức phản động lưu vong do Nguyễn Sĩ Bình và Nguyễn Hữu Chánh cầm đầu. Lực lượng An ninh đã chủ động nắm tình hình, lập chuyên án đấu tranh, lần lượt bắt, điều tra, làm rõ, chuyển cơ quan tố tụng xử lý theo pháp luật.  Tại một số địa phương nổi lên tình hình phức tạp về an ninh nông thôn, xuất phát từ vấn đề đất đai như ở Thái Bình, Hà Tây (năm 1996, 1997), lực lượng CAND đã tham mưu giúp cấp ủy Đảng, chính quyền giữ ổn định, đồng thời xử lý các đối tượng phạm pháp, lợi dụng kích động nhân dân.

Lực lượng Công an cũng đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động kích động đồng bào Tây Nguyên, đòi thành lập “Nhà nước Đề ga” (xảy ra đầu năm 2001 và đầu năm 2004), góp phần tích cực giữ vững an ninh, đảm bảo ổn định tại địa bàn. Lực lượng Công an cũng làm tốt công tác dân vận, giúp người dân yên tâm lao động, sản xuất, không làm theo sự kích động của kẻ xấu, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi gây rối. Về lĩnh vực kinh tế, hình sự, ma túy, lực lượng CAND cũng đấu tranh bóc gỡ nhiều vụ án lớn, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao như vụ án kinh tế xảy ra tại Công ty Sản xuất kinh doanh dịch vụ và cung ứng xuất, nhập khẩu Tân Bình (TAMEXCO);  vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tại Công ty TNHH Minh Phụng và Công ty TNHH EPCO; vụ tham ô tài sản xảy ra trong thưc hiện dự án Mường Tè, Lai Châu; vụ án Thủy cung Thăng Long; vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn; vụ Nguyễn Văn Minh (Minh samasa) các vụ án lớn về ma túy như vụ Nguyễn Văn Tám, vụ Nguyễn Đức Lượng, Vũ Xuân Trường…

CAND
.
.
.