Nói thật hay nói trạng

Thứ Sáu, 09/11/2007, 15:45
Nói thật vào thời này hoặc thời điểm này thì già trẻ, gái trai ai ai cũng hiểu, cũng nhận ra. Còn "nói trạng" thì không phải ai ai cũng hiểu hoặc cũng nhận ra. Vì chữ nghĩa này quá cổ lỗ rồi.

"Nói trạng" nghĩa là nói mà người nghe trở nên vân vi không biết có phải là thật hay không. Chẳng hạn bảo: Trạng Quỳnh chính là Nguyễn Quỳnh. Con ba ba, con giải thì bảo là giống rùa mới phát hiện.

Riêng "Cụ rùa" hồ Hoàn Kiếm thì không được "nói trạng", "không được dung danh định nghĩa, không được cân đo đong đếm gì cả. Vì đó là "Cụ rùa" thật trong tâm tưởng, trong tâm linh người Việt Nam ta.

Những cảnh báo sau đây thì là nói thật hay nói trạng: Cả hàng vạn con người hoặc hàng vạn hộ dân không đến nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng một thứ tài sản thiêng liêng là đất đai!

Bản sắc là cái chỉ có ở riêng mình hay bản sắc là cái vượt lên, tổng hòa các tinh túy của bản sắc các dân tộc, bản sắc con người: Tiền Mỹ, tiền Pháp, tiền Nhật, tiền Sing, tiền Tàu... tiền nào cũng tiêu được hết; văn hóa phương Đông, văn hóa phương Tây, đạo Phật, đạo Ki tô, đạo Tin lành, đạo Cao đài... đạo nào cũng dung nạp được hết là đánh mất bản sắc hay chính là bản sắc cao cường, là thế mạnh của một dân tộc?

Một dân tộc giữ được cách nói, tự đặt cho mình một cái tên, đánh bại đến quốc Nguyên Mông thời kỳ trung cổ, đánh bại "hai đế quốc to" và còn hơn thế nữa có lẽ là bắt nguồn từ cái bản sắc cao cường có khả năng tổng hòa, vượt lên các loại bản sắc riêng lẻ chăng? Nói vậy là "nói trạng" chăng

Minh Quang
.
.
.