Nhận thức, tư duy mới trong bảo vệ an ninh quốc gia
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quán triệt chuyên đề Chiến lược phát triển kinh tế xã hội
- Sớm đưa nội dung Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống
Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo duy trì an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận chỉ đạo về công tác bảo vệ an ninh quốc gia.
Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị |
Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, qua 13 kỳ Đại hội Đảng, nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, luôn được đề cập và bổ sung, phát triển từ nhận thức, tư duy đến đánh giá, dự báo tình hình, xác định mục tiêu, phương hướng, chủ trương, giải pháp thực hiện.
Điểm mới trong nhận thức, tư duy về an ninh quốc gia
Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, Đại hội XIII của Đảng đặt nhân tố con người, an ninh con người làm trung tâm của mọi hoạt động, bảo vệ an ninh con người vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định chính trị xã hội và xây dựng, phát triển đất nước trường tồn, thịnh vượng.
Đại hội XIII xác định: “Chú trọng an ninh, an toàn là một trong những yếu tố hàng đầu trong cuộc sống của người dân”, do vậy bảo vệ an ninh quốc gia cũng chính là bảo vệ cuộc sống của người dân. Khái quát này được thực hiện Hiến pháp năm 2013 “An ninh con người là trạng thái người dân được sống ổn định, an toàn, không bị đe dọa bởi các nguy cơ xâm hại; bảo vệ an ninh con người là bảo đảm và thực thi đầy đủ các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013, bảo đảm mọi người dân được sống ấm no, tự do, hạnh phúc trong một môi trường xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh”. Khái niệm mới an ninh con người, tự chung lại thể hiện An ninh quốc gia bao gồm toàn diện trên nhiều lĩnh vực như: An ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh quân sự, an ninh biên giới, biển, đảo, an ninh đối ngoại, an ninh tư tưởng - văn hóa, an ninh xã hội, an ninh thông tin… cuối cùng là an ninh con người.
Vấn đề mới về chủ trương, giải pháp trong bảo vệ an ninh quốc gia
Bộ trưởng Tô Lâm nêu rõ, về tầm nhìn đến năm 2030, mục tiêu nước ta trở thành nước phát triển, công nghiệp cao. Do đó, xác định, định hướng về nhiệm vụ quốc phòng an ninh, thực hiện nhiệm vụ chung mọi mặt trong nhiệm kỳ này đều vươn tới tầm nhìn 2023 dài hạn. Về mục tiêu, Bộ Trưởng Tô Lâm chỉ rõ, trong Nghị quyết Đại hội cũng xác định rất rõ, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh. Trong tổng thể chung của nền an ninh quốc gia mối quan hệ an ninh toàn cầu thì an ninh con người xây dựng xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh là mục tiêu rất rõ, lần đầu tiên đưa khai niệm này vào. Đây là một phần của an ninh quốc gia của đất nước, thậm chí trật tự kỷ cương mang lại môi trường, cuộc sống cho mọi người dân và chính từ môi trường đó thì niềm của người dân đối với Đảng, chế độ được củng cố, người ta có niềm tin vào cuộc sống an lành.
Các đại biểu tham dự Hội nghị, lắng nghe những nhận thức mới, tư duy mới về an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh quốc gia |
Về quan điểm, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, để thực hiện được mục tiêu và tầm nhìn đã được Đảng nêu ra, Đại hội XIII xác định 5 quan điểm chỉ đạo đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải quán triệt trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Trong đó có quan điểm: “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi… Đây là sự kế thừa nội dung “Bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc” đã được Đảng nêu ở các kỳ Đại hội trước.
Đối với phương hướng: Trong nội dung phương hướng phát triển đất nước đến năm 2030, Đại hội XIII xác định phương hướng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là: “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương.
Theo Bộ trưởng Tô Lâm, điều này khẳng định tư duy và định hướng xa hơn trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó cũng nhấn mạnh nội dung “an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương”… Coi việc giữ vững an ninh quốc gia vừa là mục tiêu, giải pháp để phát triển bền vững đất nước; đồng thời thể hiện tư tưởng chỉ đạo phát triển để giữ vững an ninh, an ninh để phát triển, an ninh trong phát triển.
Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, về phạm vi bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia: Đại hội XIII phát triển tư duy mới về phạm vi bảo vệ an ninh quốc gia không chỉ giới hạn trong phạm vi biên giới hành chính quốc gia. Phải bảo vệ an ninh quốc gia từ xa, từ sớm, tạo vành đai an ninh từ ngoài lãnh thổ, biên giới hành chính quốc gia (an ninh đối ngoại)…
Về kế sách bảo vệ an ninh quốc gia: Văn kiện Đại hội XIII bên cạnh việc tiếp tục khẳng định vấn đề: “Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa”, đồng thời nhấn mạnh chủ động phòng ngừa là chính, tiếp tục phát triển quan điểm này từ nhiệm kỳ trước. Trong đó xác định phương hướng, chủ động chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng các phương án giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Điều này thể hiện tư duy trong bảo vệ an ninh quốc gia là luôn giữ vững thế chủ động chiến lược, chủ động trong mọi tình huống, thể hiện “tính chiến đấu” thường xuyên, liên tục trong mọi hoàn cảnh vừa gắn chặt với xu thế hòa bình, ổn định để phát triển đất nước một cách bền vững".
“Trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, chúng tôi xác định chủ động phòng ngừa là chính. Bộ Công an đã chỉ đạo thực hiện những chiến lược này, kế sách này, cụ thể đối với phòng, chống tội phạm chúng tôi phấn đầu sẽ giảm 5%. Đấu tranh ngăn ngừa tội phạm là rất quan trọng, giải quyết, xử lý được những nguy cơ, mẫu thuẫn trong xã hội làng, xã, thậm chí trong từng gia đình”- Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.
Đối với phát triển tư duy về tiềm lực quốc phòng, an ninh, văn kiện Đại hội XIII đã nêu vấn đề này một cách đầy đủ, rõ nét, toàn diện... Đây là thể hiện tư duy mới tạo ra cơ chế mở để phát huy cao nhất các nguồn lực xã hội nhằm xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh vững mạnh hơn trong bối cảnh hiện nay
Về phát triển tư duy về kết hợp giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại: Trên cơ sở tổng kết 35 năm đổi mới đất nước, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, 10 năm thực hiện Cương lĩnh (sửa đổi, bổ sung năm 2011)... đã phát triển toàn diện nhận thức của Đảng ta về mối quan hệ giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, xã hội, đối ngoại... Điều này thể hiện tư duy, tầm nhìn vừa chiến lược, toàn diện, vừa cụ thể, thực tiễn để bảo đảm sự kết hợp có hiệu quả.
Tư duy về xây dựng lực lượng CAND
Đây là điểm thứ chín quan trọng trong chủ trương, giải pháp bảo vệ an ninh quốc gia, theo Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, Đại hội XIII đã định hướng: Xây dựng QĐND, CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”. So với Đại hội XII, Đảng ta xác định chuyển từ trạng thái “từng bước hiện đại” sang “một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại”.
Đồng thời xác định mục tiêu phấn đấu: Đến năm 2030 xây dựng QĐND, CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Đây là tư duy rất mới trong việc định hướng xây dựng lực lượng CAND phù hợp với xu thế, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia cũng như tiềm lực của đất nước hiện nay... Đại hội XIII còn xác định: “Quan tâm xây dựng lực lượng bảo đảm trật tự, an toàn xã hội cơ sở đủ mạnh, đáp ứng đòi hỏi nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở”, đây là căn cứ, tiền đề quan trọng để Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an thực hiện chủ trương “tăng cường cơ sở”, trong đó xây dựng Công an xã chính quy.
Ngoài ra, Đại hội XIII cũng thể hiện tư duy mới của Đảng trong xây dựng lực lượng Công an, Quân đội rất toàn diện, thực hiện quan tâm chăm lo thực thiện tốt chính sách đối với lực lượng vũ trang và chính sách hậu phương quân đội, công an. Để xây dựng Công an, Quân đội hiện đại, Đại hội XIII xác định: “Tăng cường, phát triển nền công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh hiện đại, lưỡng dụng vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc vừa góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội”, trong đó nhấn mạnh yếu tố hiện đại, xác định rõ công nghiệp an ninh hiện đại. Như vậy, tư duy về xây dựng lực lượng QĐND, CAND được xác định với yêu cầu cao hơn.
Nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới
Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 51 ngày 5/9/2019 của Bộ Chính trị về về chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, về nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới, theo đó mục tiêu, quan điểm chỉ đạo gồm: An ninh quốc gia vững mạnh trường tồn của Đảng, sự ổn định phát triển bền vững mọi mặt của đất nước chế độ XHCN, nhà nước CHXHCN Việt Nam ổn định về chính trị, bảo vệ biên giới chủ quyền lãnh thổ quốc gia, an ninh an toàn xã hội; công tác bảo vệ an ninh quốc gia được đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp mọi mặt của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước và thực hiện trọng yếu thường xuyên của toàn Đảng, toàn quân, toàn quân, của các cấp, ngành, người đứng đầu của cấp ủy chính quyền phải chịu trách nhiệm chính, trước hết trong xử lý vấn đề an ninh trên lĩnh vực tại địa phương mình; bảo vệ an ninh quốc gia được đặt tổng thể các biện pháp xây dựng, củng cố tiềm lực an ninh quốc gia, phòng ngừa phát hiện đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại xâm phạm an ninh quốc gia loại trừ các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, giữ vững an ninh quốc gia vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để phát triển bền vững trên phạm vi cả nước, từng địa phương, trên từng lĩnh vực; chủ động tiến công, tích cực phòng ngừa, lấy phòng ngừa, giữ vững bên trong là chính, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dựa vào dân, yên dân, là yếu tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia; bảo vệ an ninh kinh tế, là bảo vệ an ninh quốc gia kết hợp chặt chẽ với bảo vệ an ninh quốc gia với phát triển kinh tế - văn hóa xã hội trong từng chủ trương, chiến lược, chính sách trong từng đề án, dự án cụ thể; chủ động tích cực hội nhập quốc tế về an ninh phù hợp với tư duy mới để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia dân tộc...; nhận diện xử lý đúng đắn, sáng tạo về quan điểm đối tượng, đối tác trong bảo vệ an ninh quốc gia...
Phương châm chỉ đạo, theo Đại tướng Tô Lâm, đó là: “Phải đặt độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn diện lãnh thổ của Tổ quốc và lợi ích quốc gia-dân tộc là trên hết. Phải giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh quốc gia từ cơ sở, dưới sự chỉ huy, chỉ đạo của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phương theo cơ chế thống nhất và phương châm 4 tại chỗ.
Bộ trưởng Bộ Công an cũng khẳng định quan điểm: “Điều tra, xử lý tội phạm phải kiên quyết, thận trọng, khách quan, toàn diện, không bỏ lọt tội phạm, không để ra oan, sai”.
Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết có 9 nhóm, nhiệm vụ, giải pháp được Đại hội XIII của Đảng đưa ra với mục tiêu bảo vệ an ninh quốc gia. Đó là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. Nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác, trách nhiệm của người dân và toàn xã hội đối với các vấn đề liên quan an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia. Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, kết hợp chặt chẽ với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, thiết lập thế trận an ninh liên hoàn. Xây dựng lực lượng CAND mạnh, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Bên cạnh đó, cần tập trung giải quyết các yếu tố tiềm ẩn phức tạp đối với an ninh quốc gia, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hoá, tư tưởng, an ninh thông tin. Sẵn sàng ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống. Nhiệm vụ quan trọng kế tiếp là xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn; tăng cường hội nhập quốc tế về an ninh; củng cố tiềm lực an ninh quốc gia.