Hội thảo khoa học quốc tế về “Lịch sử - Văn hóa”, “Xã hội – nhân văn”

Thứ Năm, 06/12/2018, 18:05
Ngày 6-12, Trung tâm nghiên cứu và phát triển kinh tế quốc tế (IEDRC) và Trường Đại học Đông Á đã phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc tế chủ đề “Xã hội và Nhân văn” (ICOSH 2018) và “Lịch sử và Văn hóa” (ICHC 2018).

Hội thảo là diễn đàn học thuật được các chuyên gia quốc tế chia sẻ thành quả nghiên cứu và những ý tưởng mới, quan điểm và trải nghiệm, kể cả thách thức thực tế và các giải pháp về mọi khía cạnh của xã hội và nhân văn, những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực lịch sử và văn hóa, cùng những lĩnh vực liên quan.

Một báo cáo  gây chú ý tại Hội thảo đến từ tác giả Miyako Takagi – ĐH trực tuyến Tokyo, Nhật Bản với tiêu đề “Cân nhắc các ứng dụng không giới hạn của chỉnh sửa gen”. 

Chuỗi hội thảo quốc tế được chia thành 2 phiên làm việc với 13 báo cáo chuyên đề được trình bày bởi 16 chuyên gia quốc tế đến từ 9 quốc gia gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Malaysia, Philippines và nhiều nhà nghiên cứu của các viện, trường đại học, các khoa chuyên ngành về Xã hội và nhân văn, Lịch sử và Văn hóa ở Việt Nam.

Tham gia ở chủ đề “Xã hội và Nhân văn”, bài tham luận “Báo chí điều tra: Thâm nhập để phơi bày câu chuyện” của GS. Gary E. Swanson - nhà báo ảnh, nhà sản xuất phim tài liệu và tin tức nổi tiếng thế giới với hơn 76 giải thưởng cho chương trình truyền hình xuất sắc và báo chí nhận được nhiều sự quan tâm. Ông chia sẻ về báo chí điều tra và đấu tranh giữ nguyên tắc trung thực qua những “câu chuyện tin tức” mà ở đó, người làm báo đối mặt với vấn đề đạo đức nghề báo và việc hoàn thành nghĩa vụ báo chí về sự thật.

 GS. Gary E. Swanson  tham gia diễn giải về chủ đề: “Báo chí điều tra: Thâm nhập để phơi bày câu chuyện”.

Tại phiên báo cáo chuyên đề, báo cáo cũng gây chú ý tại Hội thảo đến từ tác giả Miyako Takagi – ĐH trực tuyến Tokyo, Nhật Bản với tiêu đề “Cân nhắc các ứng dụng không giới hạn của chỉnh sửa gen”. Theo tác giả, CRISPR-Cas9 - một phương pháp chủ đạo hiện tại để chỉnh sửa gen, đã được sử dụng rộng rãi bởi các nhà sinh học do thời gian xử lý, tính đơn giản và chi phí thấp. 

Nó cho phép các nhà khoa học thay đổi DNA với độ chính xác cao hơn các kỹ thuật chỉnh sửa gen hiện có trước đó, thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp hoặc vô hiệu hóa virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã cảnh báo rằng, can thiệp vào gen của con người có thể gây ra những hậu quả không mong muốn, tiêu cực đối với các thế hệ tương lai.

Tháng 1-2018, Cơ quan Chống Doping Thế giới (WADA) cũng đã chính thức bổ sung kỹ thuật di truyền vào danh sách các chất và phương pháp bị cấm. Và mặc dù việc sử dụng chỉnh sửa gen cho doping chưa được công bố, việc phát triển các phương pháp đánh giá có thể phát hiện việc chỉnh sửa gen có khả năng được đảm bảo triển khai trước Olympic và Paralympic Tokyo vào năm 2020.


Hoài Thu
.
.
.