Hà Nội gọi được 17,6 tỷ USD vốn tại Hội nghị xúc tiến đầu tư

Thứ Bảy, 27/06/2020, 12:44
Hà Nội công bố danh mục 282 dự án mong muốn thu hút đầu tư với tổng số vốn dự kiến 483.100 tỷ đồng. Theo đó, các nhà đầu tư có thể đăng ký triển khai các thủ tục với Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Sáng ngày 27-6, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị “Hà Nội 2020- Hợp tác đầu tư và phát triển”. Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những thành tích Hà Nội đã đạt được và khẳng định, Chính phủ luôn bên cạnh Hà Nội, cùng Hà Nội tháo gỡ khó khăn nhanh hơn, thuận lợi hơn.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, để hiện thực hóa tầm nhìn trong tương lai, Hà Nội cần xây dựng 3 trụ cột “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” và đội ngũ cán bộ, lãnh đạo đạt 5 nội hàm: Tinh thông trong công việc - tinh nhuệ trong hành động - tinh gọn bộ máy - tinh túy về chất cán bộ và tinh ý hiểu được người dân, doanh nghiệp đang cần gì. 

Đây là sự kiện quan trọng của TP Hà Nội cũng như sự kiện xúc tiến đầu tư lớn quốc tế của Hà Nội sau dịch COVID-19. Hà Nội tiên phong đi đầu trong cả nước thực hiện, giải pháp căn cơ thực hiện giải pháp kinh doanh; Phấn đấu 2020, GRDP tăng gấp 1,3 lần mức tăng trưởng chung của cả nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, hội nghị lần này của Hà Nội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nền kinh tế toàn cầu bị đứt gãy nặng nề do ảnh hưởng của dịch COVID-19. “Tại hội nghị này, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, nhìn rộng hơn là cả vùng Thủ đô, đã có những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước không chỉ bởi môi trường chính trị, xã hội ổn định, mà còn là môi trường an toàn trong phòng, chống dịch bệnh; chính quyền thành phố sáng tạo, tiên phong, dám nghĩ dám làm”, Thủ tướng chia sẻ.

Theo Thủ tướng, hội nghị ''Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển'' đã nhấn mạnh nội hàm hợp tác phát triển với quan điểm hợp tác được đề cao, hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, Nhà nước và người dân trong tầm nhìn dài hạn. Đây cũng là quan điểm quan trọng trong thu hút đầu tư của Việt Nam và Hà Nội. 

Thủ tướng cho rằng, quan điểm trước đây “Hà Nội không vội được đâu” giờ đã lạc hậu, đã cũ, bởi Hà Nội ngày nay tích cực đối thoại, tích cực tháo gỡ, tích cực tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển. Hà Nội đã tôn vinh doanh nghiệp; hợp tác tháo gỡ bất cập, xây dựng hệ thống chính trị liêm chính, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng lưu ý, Hà Nội phải đạt “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong phát triển. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng, Hà Nội ngày nay không nên chỉ khiêm tốn với định nghĩa là trung tâm đầu não về chính trị, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa của Việt Nam, mà Hà Nội cần được định nghĩa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Đông Nam Á. Đến năm 2045, khi Việt Nam ở vị thế nước phát triển, Hà Nội phải đạt tầm nhìn là một trong những trung tâm của Đông Á như khát vọng hùng cường của dân tộc ta.

Để hiện thực hóa tầm nhìn đó, theo Thủ tướng Chính phủ, câu trả lời trước hết là Hà Nội phải đạt “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong phát triển. Nhấn mạnh “nhân hòa” chính là yếu tố then chốt nhất của Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, hơn 20 năm trước Hà Nội được vinh danh là “Thành phố Vì  hòa bình”. Đây chính là giá trị "nhân hòa" của Hà Nội. Với những giá trị của niềm tin và hy vọng, ứng xử và tinh thần Hà Nội trong dịch COVID-19, sau hơn 20 năm, Hà Nội tiếp tục khẳng định xứng đáng với danh hiệu đó.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đồng thời chỉ ra những hạn chế của Hà Nội, đó là chất lượng tăng trưởng vẫn chưa cao, dưới mức tiềm năng; môi trường đầu tư được cải thiện nhưng chưa thật sự hấp dẫn nhà đầu tư tầm cỡ quốc tế; cải cách hành chính còn nhiều trở ngại, chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước chưa hiệu quả, bộc lộ nhiều hạn chế, trong đó sự cộng đồng trách nhiệm trong thực thi công vụ còn chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả…

Thủ tướng bày tỏ mong muốn Hà Nội có những đề xuất phát triển chiến lược.

Thủ tướng bày tỏ mong lãnh đạo TP có những đề xuất mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô trong thời gian tới. “Nội hàm hợp tác ở đây không chỉ là cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư mà còn là các địa phương trong Vùng Thủ đô, với cả nước và quốc tế. Hà Nội không chỉ thu hút đầu tư cho riêng mình mà quan trọng là còn làm lan tỏa trong Vùng Thủ đô. Thành công cho Hà Nội cũng chính là thành công chung của tất cả các địa phương trong Vùng Thủ đô, với cả nước và ngược lại”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu lại vấn đề như một số đại biểu Quốc hội đã đề cập, đó là: “Chúng ta đang làm tổ cho đại bàng đẻ nhưng cũng phải đãi thóc gạo cho chào mào, chim sẻ…” với lưu ý, các hộ cá thể, hợp tác xã, làng nghề, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thủ đô cũng phải được tạo điều kiện phát triển tốt. Thủ tướng cũng lưu ý: “Một mặt, chúng ta yêu cầu Hà Nội tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, công khai thuận lợi. Nhưng mặt khác, tất cả các bộ, ngành phải tạo điều kiện cho Hà Nội. Chính phủ luôn bên cạnh Hà Nội, cùng Hà Nội tháo gỡ khó khăn nhanh hơn, thuận lợi hơn”.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, hội nghị lần này của Hà Nội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nền kinh tế toàn cầu bị đứt gãy nặng nề do ảnh hưởng của dịch COVID-19.“Tại hội nghị này, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, nhìn rộng hơn là cả vùng Thủ đô, đã có những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước không chỉ bởi môi trường chính trị, xã hội ổn định, mà còn là môi trường an toàn trong phòng, chống dịch bệnh; chính quyền thành phố sáng tạo, tiên phong, dám nghĩ dám làm”, Thủ tướng chia sẻ.

Theo Thủ tướng, hội nghị ''Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển'' đã nhấn mạnh nội hàm hợp tác phát triển với quan điểm hợp tác được đề cao, hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, Nhà nước và người dân trong tầm nhìn dài hạn. Đây cũng là quan điểm quan trọng trong thu hút đầu tư của Việt Nam và Hà Nội. 

Thủ tướng cho rằng, quan điểm trước đây “Hà Nội không vội được đâu” giờ đã lạc hậu, đã cũ, bởi Hà Nội ngày nay tích cực đối thoại, tích cực tháo gỡ, tích cực tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển. Hà Nội đã tôn vinh doanh nghiệp; hợp tác tháo gỡ bất cập, xây dựng hệ thống chính trị liêm chính, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng lưu ý, Hà Nội phải đạt “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong phát triển. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng, Hà Nội ngày nay không nên chỉ khiêm tốn với định nghĩa là trung tâm đầu não về chính trị, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa của Việt Nam, mà Hà Nội cần được định nghĩa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Đông Nam Á. Đến năm 2045, khi Việt Nam ở vị thế nước phát triển, Hà Nội phải đạt tầm nhìn là một trong những trung tâm của Đông Á như khát vọng hùng cường của dân tộc ta.

Để hiện thực hóa tầm nhìn đó, theo Thủ tướng Chính phủ, câu trả lời trước hết là Hà Nội phải đạt “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong phát triển. Nhấn mạnh “nhân hòa” chính là yếu tố then chốt nhất của Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, hơn 20 năm trước Hà Nội được vinh danh là “Thành phố Vì  hòa bình”. Đây chính là giá trị "nhân hòa" của Hà Nội. Với những giá trị của niềm tin và hy vọng, ứng xử và tinh thần Hà Nội trong dịch COVID-19, sau hơn 20 năm, Hà Nội tiếp tục khẳng định xứng đáng với danh hiệu đó.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đồng thời chỉ ra những hạn chế của Hà Nội, đó là chất lượng tăng trưởng vẫn chưa cao, dưới mức tiềm năng; môi trường đầu tư được cải thiện nhưng chưa thật sự hấp dẫn nhà đầu tư tầm cỡ quốc tế; cải cách hành chính còn nhiều trở ngại, chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước chưa hiệu quả, bộc lộ nhiều hạn chế, trong đó sự cộng đồng trách nhiệm trong thực thi công vụ còn chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả…

Thủ tướng bày tỏ mong muốn Hà Nội có những đề xuất phát triển chiến lược.

Thủ tướng bày tỏ mong lãnh đạo TP có những đề xuất mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô trong thời gian tới. “Nội hàm hợp tác ở đây không chỉ là cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư mà còn là các địa phương trong Vùng Thủ đô, với cả nước và quốc tế. Hà Nội không chỉ thu hút đầu tư cho riêng mình mà quan trọng là còn làm lan tỏa trong Vùng Thủ đô. Thành công cho Hà Nội cũng chính là thành công chung của tất cả các địa phương trong Vùng Thủ đô, với cả nước và ngược lại”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu lại vấn đề như một số đại biểu Quốc hội đã đề cập, đó là: “Chúng ta đang làm tổ cho đại bàng đẻ nhưng cũng phải đãi thóc gạo cho chào mào, chim sẻ…” với lưu ý, các hộ cá thể, hợp tác xã, làng nghề, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thủ đô cũng phải được tạo điều kiện phát triển tốt. Thủ tướng cũng lưu ý: “Một mặt, chúng ta yêu cầu Hà Nội tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, công khai thuận lợi. Nhưng mặt khác, tất cả các bộ, ngành phải tạo điều kiện cho Hà Nội. Chính phủ luôn bên cạnh Hà Nội, cùng Hà Nội tháo gỡ khó khăn nhanh hơn, thuận lợi hơn”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, hội nghị lần này của Hà Nội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nền kinh tế toàn cầu bị đứt gãy nặng nề do ảnh hưởng của dịch COVID-19.“Tại hội nghị này, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, nhìn rộng hơn là cả vùng Thủ đô, đã có những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước không chỉ bởi môi trường chính trị, xã hội ổn định, mà còn là môi trường an toàn trong phòng, chống dịch bệnh; chính quyền thành phố sáng tạo, tiên phong, dám nghĩ dám làm”, Thủ tướng chia sẻ.

Theo Thủ tướng, hội nghị ''Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển'' đã nhấn mạnh nội hàm hợp tác phát triển với quan điểm hợp tác được đề cao, hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, Nhà nước và người dân trong tầm nhìn dài hạn. Đây cũng là quan điểm quan trọng trong thu hút đầu tư của Việt Nam và Hà Nội. 

Thủ tướng cho rằng, quan điểm trước đây “Hà Nội không vội được đâu” giờ đã lạc hậu, đã cũ, bởi Hà Nội ngày nay tích cực đối thoại, tích cực tháo gỡ, tích cực tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển. Hà Nội đã tôn vinh doanh nghiệp; hợp tác tháo gỡ bất cập, xây dựng hệ thống chính trị liêm chính, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thủ tướng lưu ý, Hà Nội phải đạt “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong phát triển. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng, Hà Nội ngày nay không nên chỉ khiêm tốn với định nghĩa là trung tâm đầu não về chính trị, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa của Việt Nam, mà Hà Nội cần được định nghĩa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Đông Nam Á. Đến năm 2045, khi Việt Nam ở vị thế nước phát triển, Hà Nội phải đạt tầm nhìn là một trong những trung tâm của Đông Á như khát vọng hùng cường của dân tộc ta.

Để hiện thực hóa tầm nhìn đó, theo Thủ tướng Chính phủ, câu trả lời trước hết là Hà Nội phải đạt “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong phát triển. Nhấn mạnh “nhân hòa” chính là yếu tố then chốt nhất của Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, hơn 20 năm trước Hà Nội được vinh danh là “Thành phố Vì  hòa bình”. Đây chính là giá trị "nhân hòa" của Hà Nội. Với những giá trị của niềm tin và hy vọng, ứng xử và tinh thần Hà Nội trong dịch COVID-19, sau hơn 20 năm, Hà Nội tiếp tục khẳng định xứng đáng với danh hiệu đó.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đồng thời chỉ ra những hạn chế của Hà Nội, đó là chất lượng tăng trưởng vẫn chưa cao, dưới mức tiềm năng; môi trường đầu tư được cải thiện nhưng chưa thật sự hấp dẫn nhà đầu tư tầm cỡ quốc tế; cải cách hành chính còn nhiều trở ngại, chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước chưa hiệu quả, bộc lộ nhiều hạn chế, trong đó sự cộng đồng trách nhiệm trong thực thi công vụ còn chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả…

Thủ tướng bày tỏ mong muốn Hà Nội có những đề xuất phát triển chiến lược.

Thủ tướng bày tỏ mong lãnh đạo TP có những đề xuất mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô trong thời gian tới. “Nội hàm hợp tác ở đây không chỉ là cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư mà còn là các địa phương trong Vùng Thủ đô, với cả nước và quốc tế. Hà Nội không chỉ thu hút đầu tư cho riêng mình mà quan trọng là còn làm lan tỏa trong Vùng Thủ đô. Thành công cho Hà Nội cũng chính là thành công chung của tất cả các địa phương trong Vùng Thủ đô, với cả nước và ngược lại”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu lại vấn đề như một số đại biểu Quốc hội đã đề cập, đó là: “Chúng ta đang làm tổ cho đại bàng đẻ nhưng cũng phải đãi thóc gạo cho chào mào, chim sẻ…” với lưu ý, các hộ cá thể, hợp tác xã, làng nghề, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thủ đô cũng phải được tạo điều kiện phát triển tốt. Thủ tướng cũng lưu ý: “Một mặt, chúng ta yêu cầu Hà Nội tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, công khai thuận lợi. Nhưng mặt khác, tất cả các bộ, ngành phải tạo điều kiện cho Hà Nội. Chính phủ luôn bên cạnh Hà Nội, cùng Hà Nội tháo gỡ khó khăn nhanh hơn, thuận lợi hơn”.


Ngọc Yến
.
.
.