Giữ nguyên tên gọi Luật Lực lượng dự bị động viên là phù hợp
- Chủ tịch UBND cấp huyện không có quyền huy động lực lượng dự bị động viên
- Tạo hành lang pháp lý đầy đủ để lực lượng dự bị động viên hoạt động hiệu quả
- Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu nhưng tinh gọn tổ chức, bộ máy
- Huy động lực lượng dự bị động viên cho phòng, chống thảm họa
Sáng nay, 11-6, Quốc hội thảo luận lần đầu tại hội trường về dự thảo Luật Lực lượng dự bị động viên (LLDBĐV)
Là người phát biểu đầu tiên, ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình) đề nghị ban soạn thảo nhiên cứu lại tên của dự thảo luật để đảm bảo bao quát hết nội dung của luật, bao gồm cả con người và phương tiện kỹ thuật.
ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn |
“Vì theo như tôi nghiên cứu thì hiện nay một số nước cũng có luật như chúng ta như Nga, Belarus thì họ chỉ quy định LLDBĐV là con người thôi, tức là quân nhân dự bị, mà không có phương tiện kỹ thuật. Thiết nghĩ việc quy định phương tiện kỹ thuật là LLDBĐV như trong dự thảo luật thì cần được cân nhắc, cho phù hợp với Hiến pháp 2013 và các chủ trương, quy định của Đảng”, đại biểu nói.
Ông cho rằng, Hiến pháp năm 2013 quy định LLDBĐV chỉ là con người. Mà quy định LLDBĐV là con người thì mới phù hợp với Điều 4 về nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên.
“Cụ thể khoản 2, Điều 4 dự thảo Luật quy định xây dựng LLDBĐV vững mạnh về chính trị, tư tưởng, có trình độ chiến đấu cao và được sử dụng chặt chẽ. Do đó, nếu quy định LLDBĐV bao gồm cả phương tiện kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân thì không phù hợp với nguyên tắc này”, ông phân tích thêm.
ĐBQH Nguyễn Mai Bộ |
ĐBQH Tống Thanh Bình (Lai Châu) cũng nêu quan điểm, giải thích quy định LLDBĐV là một phần của QĐND, gồm con người và phương tiện là không hợp lý.
“Tôi cho rằng LLDBĐV chỉ đề cập yếu tố con người thôi. Do vậy đề nghị ban soạn thảo xem xét bỏ cụm từ “và phương tiện kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân”, xem xét bổ sung vào khoản 3 điều này cho thống nhất và bố trí sắp xếp lại khoản 1 cho phù hợp”, đại biểu bày tỏ.
Bấm nút tranh luận nội dung này, ĐBQH Nguyễn Mai Bộ (An Giang) cho biết không đồng tình với ý kiến của đại biểu Nguyễn Phương Tuấn khi cho rằng không cần thiết quy định phương tiện kỹ thuật vào dự thảo Luật.
Theo ông, trong mối quan hệ với Luật Quốc phòng thì Luật Quốc phòng là luật quy định chung, còn Luật LLDBĐV là luật kỹ thuật để triển khai tinh thần của Luật Quốc phòng.
Chính vì vậy, trong Luật Quốc phòng đã có Điều 19 về tổng động viên và động viên cục bộ và Điều 21 về thiết quân luật. Hai điều luật này quy định khi tổng động viên hoặc động viên cục bộ thì Quân đội – lực lượng thường trực được bổ sung phương tiện, kỹ thuật và khi thiết quân luật thì Quân đội quản lý đất nước ở địa bàn thiết quân luật được phép huy động phương tiện kỹ thuật từ số tổng động viên này.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch |
Luật Trưng mua trưng dụng tài sản quy định, khi cần thiết phải trưng mua trưng dụng tài sản để phục vụ nhiệm vụ Quốc phòng, An ninh thì Chủ tịch UBND tỉnh trở lên có quyền trưng mua trưng dụng tài sản.
“Từ 3 căn cứ pháp luật đó cộng với thực tiễn chiến tranh ở Việt Nam, thực tiễn việc xử lý một số tình huống trong xã hội vừa rồi mới chỉ ở mức độ trật tự an toàn xã hội, có nguy cơ biến thành tình huống Quốc phòng thì dự thảo Luật LLDBĐV quy định bổ sung trường hợp huy động quân sự là hoàn toàn có lý, đáo ứng yêu cầu thực tiễn”, ĐBQH Nguyễn Mai Bộ phân tích.
Đồng quan điểm, ĐBQH Nguyễn Sỹ Hội (Nghệ An) viện dẫn Điều 66 Hiến pháp quy định: “Nhà nước xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, có LLDBĐV hùng hậu, lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, làm nòng cốt cho thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng”.
Ông cũng nêu Điều 25 Luật Quốc phòng, đặc biệt Pháp lệnh LLDBĐV đã thực hiện 20 năm và đi vào cuộc sống, ổn định quy định xây dựng LLDVĐV gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật đã xếp trong kế hoạch bổ sung của lực lượng dự bị Quân đội. “Do đó, với quan điểm của tôi, hoàn toàn đồng ý với dự thảo Luật hiện hành”, đại biểu khẳng định.
ĐBQH tỉnh Nghệ An cũng đề nghị việc xây dụng Luật phải kế thừa nghệ thuật quân sự của cách mạng Việt Nam và đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới là chiến tranh công nghệ cao, chiến tranh phi truyền thống, quy luật của các cuộc chiến tranh gần đây...
Toàn cảnh hội trường |
Dự luật phải được phổ biến đến toàn Đảng, toàn dân, tuy nhiên do có những yếu tố phải đảm bảo bí mật quân sự. Trong nội tại có những mâu thuẫn nên cần phải được xây dựng một cách thoả đáng, dưới luật phải có nhiều văn bản nghị định của các cơ quan chuyên ngành...
Thay mặt Ban soạn thảo phát biểu giải trình trước Quốc hội, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cảm ơn những ý kiến tâm huyết của các đại biểu góp ý vào dự thảo Luật.
Về tên gọi dự thảo Luật, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cũng trích dẫn Điều 66 Hiến pháp; đồng thời khoản 1 Điều 25 Luật Quốc phòng quy định QĐND là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân, thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và LLDBĐV. Điều 2 Pháp lệnh về LLDBĐV quy định, LLDBĐV bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội.
“Trên thực tiễn 20 năm thực hiện Pháp lệnh về LLDBĐV, các đơn vị, địa phương không có vướng mắc gì về tên gọi. Do đó Bộ Quốc phòng đề nghị Quốc hội giữ nguyên như quy định của dự thảo Luật” – Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh.