Cần thiết phải sửa đổi Luật cư trú để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân

Thứ Tư, 22/04/2020, 17:33
Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Cư trú...

Chiều 22/4, tại phiên họp thứ 41 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, trình bày ý kiến thẩm tra về dự án Luật Cư trú (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Cư trú để tiếp tục thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng, Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do cư trú của công dân, tạo hành lang pháp lý bảo đảm tốt hơn việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân. 

Về cơ bản, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành phạm vi điều chỉnh của Luật và nhận thấy, các quy định của dự thảo Luật phù hợp với chủ trương của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013, tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ các quy định của dự thảo Luật về điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú, xóa đăng ký thường trú, quản lý cư trú đối với người không đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú... để bảo đảm các quy định này không gián tiếp tạo thành các rào cản đối với công dân trong việc thực hiện quyền tự do cư trú. 

Đồng thời, đề nghị cần tiếp tục rà soát các Luật có liên quan  để kiến nghị sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. 

Đối với quy định về Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú trong các văn bản dưới luật thì đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan hữu quan nghiên cứu, rà soát, đề xuất lộ trình sửa đổi để bảo đảm có hiệu lực đồng thời với Luật Cư trú khi được Quốc hội thông qua.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, hồ sơ dự án Luật đã được chuẩn bị đầy đủ theo yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

 Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, các quy định của dự thảo Luật phù hợp với chủ trương của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013, tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Tuy nhiên, đề nghị Cơ quan trình tiếp tục rà soát kỹ các quy định của dự thảo Luật về điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú, xóa đăng ký thường trú, quản lý cư trú đối với người không đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú... để bảo đảm các quy định này không gián tiếp tạo thành các rào cản đối với công dân trong việc thực hiện quyền tự do cư trú.

Dự thảo Luật đã bãi bỏ quy định của một số luật liên quan đến Sổ hộ khẩu và còn liên quan đến nhiều luật khác như Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Thủ đô, Luật Căn cước công dân, Luật Hộ tịch, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Luật Thi hành án hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam,… Do đó, đề nghị cần tiếp tục rà soát để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Đối với quy định về Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú trong các văn bản dưới luật thì đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan hữu quan nghiên cứu, rà soát, đề xuất lộ trình sửa đổi để bảo đảm có hiệu lực đồng thời với Luật Cư trú khi được Quốc hội thông qua.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị Chính phủ chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và đánh giá tác động chính sách đầy đủ, toàn diện; rà soát kỹ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan; lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu tác động trực tiếp để hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật trước khi trình Quốc hội.

Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc bổ sung dự án Luật Cư trú (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.

Thu Thuỷ
.
.
.