Các tỉnh thành hợp sức dập dịch, tránh để xảy ra kỳ thị
- Việt Nam dự kiến sản xuất vaccine COVID-19 theo công nghệ từ Hoa Kỳ
- Sáng 12/6 thêm 68 ca mắc COVID-19, Việt Nam vượt mốc 10 nghìn ca bệnh
- Điều chỉnh nội dung nhắn tin ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19
Tuy nhiên, ở một vài địa phương vẫn còn xảy ra tình trạng “ngăn song, cấm chợ”, nhưng điều này đã nhanh chóng được Chính phủ chỉ đạo giải quyết. Qua đây cho thấy, một số tỉnh thành chưa trao đổi thông tin công tác phòng chống để đề ra các biện pháp phù hợp nhất nhằm thực hiện chỉ đạo “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa sản xuất, kinh doanh.
Người dân cần hiểu đúng về dịch bệnh để tránh xảy ra kỳ thị. |
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền dồn dập số liệu những ca nhiễm cũng phần nào làm cho người dân ở nhiều nơi hiểu chưa chính xác diễn biến tại những nơi có dịch COVID-19. Chính vì vậy, đã xảy ra tình trạng kỳ thị của người dân một tỉnh thành đối với người đang sinh sống và làm viện tại địa bàn có dịch.
Điều này cho thấy, nhiều địa phương không linh hoạt, cách hiểu quy định phòng chống dịch cũng khác nhau, trong khi các cơ quan chức năng ở trung ương chưa lường trước được nên chưa có chỉ đạo cụ thể, dẫn đến tình trạng mỗi nơi thực hiện một kiểu.
Về vấn đề này, phát biểu tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 TP Hồ Chí Minh ngày 11/6, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Phan Văn Mãi chỉ đạo đẩy mạnh cơ chế trao đổi thông tin giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành; để không chỉ người dân mà cả lãnh đạo các địa phương hiểu rõ, hiểu đúng về tình hình dịch bệnh diễn ra trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Trong đó, cần phân công cụ thể là Văn phòng UBND hay Ban Tuyên giáo Thành ủy hoặc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh làm đầu nối để trao đổi thông tin tình hình bệnh với các địa phương. Từ đó, các tỉnh thành sẽ đưa ra quyết định, biện pháp phòng chống dịch phù hợp, hiệu quả.
Đối với các cơ quan chức năng ở Trung ương cũng cần có “nhạc trưởng” căn cứ vào tình hình dịch bệnh thực tế để chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo phù hợp; tránh để địa phương có các biện pháp thái quá, đến khi gỡ bỏ đã gây thiệt hại cho người dân, doanh nghiệp, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế chung của cả nước.
Người dân cũng cần nắm chính xác thông tin và những điểm đang được phong tỏa, cách ly để phòng chống dịch ở các địa phương, không nên có suy nghĩ thái quá cho rằng những nơi có dịch là cả tỉnh thành đó đều có dịch.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết biện pháp tốt nhất được khuyến cáo phòng chống dịch hiện nay là thực hiện 5K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế), trong đó khẩu trang là quan trọng nhất. Người dân cần đeo khẩu trang thường xuyên, đúng cách; không tụ tập đông người; vệ sinh nơi ở và nơi làm việc sạch sẽ, thông thoáng...
Đồng thời, khi có một trong các triệu chứng như sốt, đau họng, ho, khó thở, mất vị giác, mất khứu giác,… người dân đến ngay các bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để khai báo y tế sẽ hướng dẫn cách phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 tốt nhất; khai báo y tế trung thực và không tự ý đi mua thuốc uống khi có các triệu chứng trên.