200 đại biểu tham gia Hội thảo khoa học Quốc tế về Biển Đông
- Việt Nam lên tiếng về việc hoạt động của tàu khu trục Mỹ USS Decatur ở Biển Đông
- Việt Nam quan ngại trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông
- Thủ phạm làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông
Trong số gần 200 đại biểu tham dự hội thảo có gần 60 học giả quốc tế, 70 học giả và đại biểu Việt Nam và hơn 20 đại biểu của 15 cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam. Đến dự và đưa tin có 35 phóng viên của hơn 30 hãng tin trong và ngoài nước.
Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. |
Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 8 diễn ra giữa bối cảnh tình hình Biển Đông trong năm qua có nhiều diễn biến mới thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới. Đây là cơ hội để các học giả hàng đầu trong nước và quốc tế chuyên nghiên cứu biển Đông chia sẻ thông tin, đánh giá diễn biến gần đây và những hệ lụy ở khu vực Biển Đông, đồng thời thảo luận các khả năng thúc đẩy hợp tác trong khu vực.
Gần 30 tham luận đề cập đến: Nguồn gốc của tranh chấp biển Đông: Khía cạnh lịch sử; Căng thẳng Biển Đông sẽ đi đến đâu?; Luật pháp Quốc tế và Biển Đông; Kinh tế chính trị của biển Đông; Vấn đề và triển vọng; An ninh, chính trị và ngoại giao; Tương tác và phối hợp trên biển; Cơ chế quản lý căng thẳng ở Biển Đông đã được các đại biểu trình bày trong 7 phiên của cuộc hội thảo diễn ra 2 ngày.
Trung Quốc đã làm phức tạp thêm tình hình khi bồi đắp trái phép đảo nhân tạo trên biển Đông. |
Theo đó, các diễn giả tập trung thảo luận tình hình Biển Đông với nhiều góc độ từ chính trị - ngoại giao đến luật pháp, nhằm tìm kiếm những cơ hội và ý tưởng thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác ở Biển Đông trên tinh thần các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Đặc biệt tại hội thảo này, lần đầu tiên tổ chức một phiên riêng dành cho đại diện Hải quân và lực lượng Chấp pháp trên biển các nước cũng chia sẻ những biện pháp tương tác, phối hợp trên thực địa, nhằm tránh các tình huống va chạm bất ngờ và thúc đẩy hợp tác trên biển.
Bên cạnh Chương trình chính, hội thảo còn tiếp tục tổ chức Chương trình các nhà lãnh đạo trẻ (YLP) tập hợp 8 nhà nghiên cứu trẻ và Nghiên cứu sinh Tiến sỹ từ 7 quốc gia với mục tiêu xây dựng mạng lưới các nhà nghiên cứu trẻ về Biển Đông và thảo luận về các ý tưởng, sáng kiến hợp tác mới vì hòa bình, phát triển ở Biển Đông.
Quang cảnh hội thảo. |
Trước khi bước vào phiên thảo luận đầu tiên, Tiến sỹ Trần Trường Thủy thay mặt Quỹ hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông và Học viện Ngoại giao Việt Nam chính thức giới thiệu trang web mới http://maritimeisssues.com, cung cấp các nghiên cứu mới nhất của học giả quốc tế về an ninh, chính trị, kinh tế và luật pháp liên quan đến biển.
7 phiên của cuộc hội thảo dưới sự chủ tọa của các PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng – Giám đốc Học viện ngoại giao Việt Nam, GS Stein Tonnesson – Viện nghiên cứu hòa bình Quốc tế Oslo, Na Uy; GS Helmut – Đại sứ, Chủ tịch Ủy ban xét duyệt của Cơ quan quản lý đáy đại dương, nguyên Thẩm phán và Phó Chủ tịch Tòa án Quốc tế; GS Helmut; ông Abhijit Singgh – Nghiên cứu viên cao cấp và Giám đốc của sáng kiến An ninh biển thuộc Quỹ Nghiên cứu cho Quan sát viên (ORF) tại New Delhi, Ấn Độ; TS Ulises Grandos – Điều phối chương trình Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương, Viện công nghệ Mexico; ông Radm Michael McDevitt – Nghiên cứu viên cấp cao Chương trình Nghiên cứu chiến lược Trung tâm phân tích Hải quân Mỹ và GS Robert Beckman – Giám đốc Chương trình nghiên cứu Luật và chính sách biển thuộc Trung tâm luật pháp Quốc tế Đại học Quốc gia Singapore (NUS). |