Thủ tướng New Zealand yêu cầu điều tra bê bối sữa nhiễm khuẩn
>> New Zealand tiến hành điều tra sản phẩm sữa hỏng
Cho đến chiều 6/8, thị trường sữa trên thế giới vẫn bị xáo động bởi thông tin về sữa bị nhiễm độc của hai hãng sữa hàng đầu
Xuất hiện trong cuộc họp báo được tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Tổng Giám đốc hãng Fonterra Theo Spierings đã lên tiếng xin lỗi người tiêu dùng khắp thế giới bị ảnh hưởng vì scandal sữa nhiễm khuẩn này. Đồng thời, ông Theo Spierings giải thích rằng, các dấu hiệu đầu tiên về nguy cơ sữa nhiễm khuẩn được phát hiện trong các xét nghiệm hồi tháng 3 nhưng Fonterra đã không tiết lộ ngay vì muốn xét nghiệm thêm để xác định rõ nguyên nhân của vấn đề.
Cho đến nay, Fonterra đang ra lệnh thu hồi khoảng 38 tấn sữa bột nguyên liệu chứa protein cô đặc có thể bị nhiễm khuẩn clostridium được 8 công ty phân phối khác rao bán trên các thị trường từ Trung Quốc đến Arab Saudi. Ông Theo Spiering thừa nhận, loại sữa bột nguyên liệu này được dùng để chế biến sữa cho trẻ sơ sinh và các thức uống dành cho người tập luyện thể thao.
Thông báo thu hồi sản phẩm sữa của hãng Nutricia được đưa ra từ hôm 5/8. |
Hiện một số hãng sữa có sử dụng sữa bột nguyên liệu của Fonterra như hãng Cow & Gate và Nutricia đã ra lệnh thu hồi các sản phẩm sữa về xét nghiệm. Như Cow & Gate chẳng hạn, hãng này đã lệnh thu hồi 80.000 hộp sữa số 3 dành cho trẻ được bán tại thị trường Hong Kong và Macau. Công ty hàng đầu về lĩnh vực dinh dưỡng cho trẻ em Nutricia cũng đã chuyển lệnh thu hồi từ tự nguyện sang thu hồi toàn bộ 2 sản phẩm sữa có tên Karicare Formula số 1 (dành cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi) và Karicare Gold Plus Follow on Formula số 2 (cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi).
Trả lời hãng Reuters, đại diện của hãng Nutricia ước tính có khoảng 60.000 lon sữa Karicare Formula số 1 và Karicare Gold Plus Follow on Formula số 2 có thể đã bị nhiễm khuẩn. Tại Pháp, tập đoàn thực phẩm Danone, nơi thường xuyên sử dụng sản phẩm sữa bột nguyên liệu của Fonterra để chế biến các sản phẩm sữa dành cho trẻ em xuất sang thị trường châu Á và 61 quốc gia khác cũng thu hồi các sản phẩm sữa của mình khỏi Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và New Zealand với lý do khẩn cấp trên. Nhiều quốc gia khác như Sri Lanka, Trung Quốc, Nga đã lệnh thu hồi các sản phẩm sữa của Fonterra và cấm nhập tất cả các loại bột sữa từ New Zealand.
Phát biểu trên chương trình "Hỏi đáp" của truyền hình New Zealand, Bộ trưởng Thương mại New Zealand Tim Groser hoan nghênh quyết định ngừng nhập khẩu các sản phẩm sữa bột của New Zealand và cho rằng đây là giải pháp hợp lý nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Bộ trưởng Công nghiệp Cơ bản New Zealand (PIM) Scott Gallacher cũng khẳng định, hành động thu hồi sản phẩm sữa của hãng Nutricia là rất quan trọng và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm nên học tập khi phát hiện bất kỳ sản phẩm nào bị cho là có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Thủ tướng New Zealand John Key hôm 5/8 khẳng định,