Pháp, Đức chỉ trích các biện pháp trừng phạt đối với Nga
Trước đó, vào ngày 22/12, Tổng thống Ukraine, ông Petro Poroshenko cho biết ông đã mời lãnh đạo Nga, Pháp và Đức để tổ chức một cuộc đàm pháp nhằm khôi phục lại hòa bình cho tỉnh miền Đông.
Tuy nhiên, khi được hỏi về hội nghị đã được lên kế hoạch, người phát ngôn Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, ông Steffen Seibeit nhấn mạnh: “tôi chưa thể nói bất kỳ điều gì vào lúc này, nhưng nếu và khi một cuộc họp như thế diễn ra, thì một cuộc họp đó chỉ có thể có ý liệu chúng ta có đạt được tiến bộ thật sự.”
“Chúng tôi có quan điểm rất rõ ràng về những gì sẽ tạo nên tiến bộ thật sự. Đây sẽ là lần đầu tiên và quan trọng nhất để đạt được việc thực hiện đầy đủ hiệp ước hòa bình Minsk và một lệnh ngừng bắn chính thức, lâu dài, một đường dây liên lạc ở các địa phương do chính phủ Ukraine và lực lượng nổi dậy kiểm soát, cũng như một lệnh rút vũ khí hạng nặng. Những vấn đề đó cần phải trù liệu kỹ để đạt được sự tiến triển khả quan,” ông Seibeit cho biết thêm.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh quốc tế Pháp, Tổng thống Francois Hollande đưa ra một lưu ý lạc quan hơn: “Tôi sẽ đi đến Astana vào ngày 15/1 chỉ với một điều điều kiện, đó là sẽ có một khả năng tạo ra sự tiến bộ mới. Nếu chỉ gặp gỡ và nói suông mà không giành được bất kỳ tiến bộ thực tế thi chẳng đáng quan tâm. Tuy nhiên, tôi nghĩ sẽ có tiến bộ.
Ông Hollande cũng thẳng thắn tuyên bố phương Tây không nên tiếp tục đe dọa Nga bằng những biện pháp trừng phạt mới và thay vào đó nên nới lỏng những “nút thắt” hiện tai để đổi lấy tiến bộ cho tiến trình lập lại hòa bình ở Ukraine.
“Tôi không quan tâm đến chính sách đạt được mục đích bằng cách làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Tôi mong rằng các lệnh trừng phạt nên chấm dứt ngay từ bây giờ,” ông Hollande nói.
Theo lãnh đạo Pháp, vị thế của Nga đang bị hiểu nhầm. “Ông Putin không muốn chiếm miền Đông Ukrain, tôi chắc chắn, ông ấy từng nói với tôi như vậy. Những gì mà ông ấy muốn chỉ là duy trì ảnh hưởng. Những gì mà ông Putin mong muốn là Ukraine không trở thành một thành viên của NATO. Mong ước của ông Putin là không có quân đội nằm dọc biên giới Nga,” ông Hollande nhấn mạnh.
Phó thủ tướng Đức, ông Sigmar Gabriel cũng cảnh báo việc gây bất ổn cho nước Nga thông qua các biện pháp trừng phạt quá “tiêu cực” chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng Ukraine. Ông nêu lên quan ngại sâu sắc nếu nước Nga bị thiệt hại, châu Âu cũng chịu tổn thất rất lớn.
“Mục đích này sẽ không bao giờ đầy nước Nga vào bất ổn chính trị và kinh tế. Bất kỳ ai mong muốn điều đó sẽ chỉ gây ra một tình trạng nguy hiểm hơn dành cho tất cả chúng ta ở châu Âu,” ông Gabriel cảnh báo, đồng thời cho biết thêm mục địch của những lệnh trừng phạt cho đến nay chỉ có ý mong Nga trở lại bàn đàm phán.