Nhiều nước cảnh báo tình hình ở Biển Đông
- AMM-53 đưa Biển Đông và COVID-19 vào Thông cáo chung
- Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Mỹ đưa Biển Đông lên bàn nghị sự
- Bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông
- Những cảnh báo mới về tình hình trên Biển Đông
- Nguy hiểm nếu quân sự hóa Biển Đông
Ngoại trưởng Motegi Toshimitsu nhấn mạnh rằng, tình hình tại những khu vực này đang rất nghiêm trọng, Nhật Bản có cùng quan điểm lo ngại sâu sắc với các nước tham gia diễn đàn khu vực ASEAN đối với hành vi của Trung Quốc. Việc đảm bảo an ninh tự do hàng hải tại khu vực Thái Bình Dương là lợi ích chung của tất cả các nước có liên quan.
Trong khi đó, cũng tại Hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen E. Biegun cùng với một số ngoại trưởng các nước đã nhấn mạnh tầm quan trọng của trật tự quốc tế dựa trên luật pháp trong việc giải quyết các căng thẳng và quân sự hóa ngày càng gia tăng trên Biển Đông, sự cần thiết của việc tiếp cận nhân đạo không bị cản trở và chấm dứt bạo lực ở bang Rakhine (Myanmar), và việc Mỹ ủng hộ con đường dẫn đến hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên...
Trong khi đó, thông cáo về Hội nghị ARF 27, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia Prak Sokhonn nhấn mạnh, là quốc gia không đòi hỏi chủ quyền ở vùng biển này, Campuchia mong muốn Biển Đông được duy trì là vùng biển hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Campuchia khuyến khích tất cả các bên, đặc biệt là những bên liên quan trực tiếp, thực thi đầy đủ và có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) để tăng cường lòng tin. Các bên cần tiếp tục đối thoại để tìm giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.