Nhật tưởng niệm các nạn nhân vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hirosima
Đây là lần đầu tiên có sự tham dự của Tổng Thư kí Liên hợp quốc và đại diện Chính phủ Mỹ tại lễ tưởng niệm các nạn nhân chết vì bom nguyên tử. Ngoài đại diện 2 cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân (Anh, Pháp) còn có các nhà ngoại giao đến từ 74 nước tham dự lễ tưởng niệm.
Đúng 8h15’ sáng 6/8 (theo giờ địa phương) - thời điểm quả bom hạt nhân rơi xuống thành phố Hirosima 65 năm về trước, hơn 55.000 người cùng các quan chức Nhật Bản và quan khách đã cử hành lễ tưởng niệm tại Công viên Hòa bình ở thành phố Hirosima. Sau phút mặc niệm các nạn nhân, những cánh chim bồ câu đã tung bay trên bầu trời Hirosima thể hiện ước vọng hòa bình thế giới.
Tại lễ tưởng niệm, Thủ tướng Naoto Kan nhấn mạnh, người dân Nhật Bản cầu nguyện không bao giờ phải chứng kiến thảm họa từ vũ khí hạt nhân thêm một lần nữa. Đồng thời hy vọng, các nạn nhân của bom nguyên tử còn sống sót sẽ là những đại sứ đặc biệt trong tiến trình phi hạt nhân hóa.
Thủ tướng |
Thủ tướng Naoto Kan cũng khẳng định, cùng với việc duy trì 3 nguyên tắc phi hạt nhân, Chính phủ Nhật Bản sẽ tích cực đề xuất các biện pháp cụ thể để thúc đẩy giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân, tạo ra sự đồng thuận quốc tế về việc chống lại vũ khí hạt nhân. Cũng tại lễ kỷ niệm, Thị trưởng thành phố Hirosima Tadatoshi Akiba đã đề nghị chính phủ cần hỗ trợ toàn diện cho những người sống sót sau thảm họa hạt nhân, đồng thời hối thúc chính phủ "rời khỏi chiếc ô hạt nhân của Mỹ" và đi đầu trong quá trình giải trừ vũ khí hạt nhân.
Thị trưởng Tadatoshi Akiba cũng kêu gọi chính phủ đưa vào luật 3 nguyên tắc phi hạt nhân, bao gồm không sản xuất, không sở hữu và không cho phép vũ khí hạt nhân hiện diện trên lãnh thổ Nhật Bản. Ngoài ra, Thị trưởng Tadatoshi Akiba còn kêu gọi thế giới bãi bỏ vũ khí hạt nhân vào năm 2020.
Tổng Thư kí Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã nhắc lại lời kêu gọi thế giới từ bỏ vũ khí hạt nhân, và cho rằng thế giới không có vũ khí hạt nhân là con đường duy nhất để tiến tới một thế giới an toàn. Ông Ban Ki-moon cho biết, sẽ thúc đẩy đàm phán nhằm giải trừ hạt nhân khi triệu tập Hội nghị Giải trừ vũ khí hạt nhân tại
Đây là lễ tưởng niệm lớn nhất và việc tham dự của Đại sứ Mỹ John Roos được coi là sự mở đường cho Tổng thống Barack Obama thực hiện chuyến thăm thành phố Hirosima thời gian tới, điều chưa có tiền lệ đối với một Tổng thống đương nhiệm Mỹ.
Lễ tưởng niệm tại Công viên Hòa bình ở thành phố Hirosima. |
Ngoại trưởng Hillary Clinton cho biết, Tổng thống Barack Obama cho rằng, Mỹ cần tham dự sự kiện này - lễ tưởng niệm bởi
Được biết, đã có khoảng 140.000 người bị chết sau khi chiếc máy bay B-29 mang tên "Enola Gay" của Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hirosima hôm 6/8/1945. Theo thống kê của Bộ Y tế Nhật Bản, hiện có khoảng 252.000 người thoát khỏi thảm họa Hirosima vẫn còn sống. Tuy nhiên, nhiều người do ảnh hưởng của chất phóng xạ đã mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư...