Nhật Bản bầu cử Hạ viện lần thứ 46
>> Mất tín nhiệm, Thủ tướng Nhật giải tán Quốc hội
Mặc dù có tới 1.504 ứng cử viên chạy đua vào 480 ghế tại Hạ viện, nhưng dư luận đều coi đây là cuộc đua của những đảng chính. Theo đó, đảng Dân chủ Tự do (LDP) sẽ vượt qua đảng Dân chủ (DPJ) cầm quyền của đương kim Thủ tướng Yoshihiko Noda để quay lại nắm quyền sau 3 năm ở tư thế đảng đối lập. Tuy nhiên, giới truyền thông cũng cảnh báo, việc nhiều cử tri còn lưỡng lự trong việc chọn lựa bỏ phiếu cho ai có thể sẽ tạo ra kết quả bất ngờ, mặc dù khả năng này ít xảy ra.
Theo các cuộc thăm dò dư luận mới nhất trước thềm cuộc bỏ phiếu, đảng LDP dự kiến sẽ giành thắng lợi vang dội và cùng đồng minh là đảng Công Minh mới (đảng Tân Komeito) kiểm soát hơn 300/480 ghế tại Hạ viện. Trong khi đó, đảng DPJ cầm quyền của Thủ tướng Yoshihiko Noda dự kiến chỉ giành được khoảng 60 ghế, so với 230 ghế hiện nay.
Người dân Nhật Bản bỏ phiếu bầu cử Hạ viện. |
Nếu kết quả diễn ra đúng như dự kiến, Chủ tịch LDP-cựu Thủ tướng Shinzo Abe nhiều khả năng sẽ quay trở lại nắm quyền bởi ông được coi là người có quan điểm cứng rắn, phù hợp với tình hình đang diễn ra hiện nay tại quốc gia đứng thứ 3 thế giới về kinh tế. Năm 2009, Đảng LDP trung hữu của cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã thất bại trước đảng DPJ, chấm dứt hơn 50 năm liên tục cầm quyền. Dư luận cho rằng, một trong những trọng tâm tranh cử của các chính đảng là tập trung vào khôi phục kinh tế, an sinh xã hội, chính sách năng lượng, đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vấn đề ngoại giao…
Trong cương lĩnh của mình, Chủ tịch LDP Shinzo Abe hứa hẹn sẽ tăng chi tiêu công để chấm dứt 20 năm kinh tế trì trệ, ủng hộ năng lượng hạt nhân bất chấp việc đã xảy ra thảm họa hạt nhân tại Fukushima hồi tháng 3/2011, nhấn mạnh tới chính sách tài chính tiền tệ và chiến lược tăng trưởng mới, cùng chính sách đối ngoại cương quyết, quan điểm cứng rắn hơn trong bối cảnh căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh dâng cao xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Ông Shinzo Abe cũng tập trung vào thành tích 3 năm cầm quyền yếu kém của đảng Dân chủ cầm quyền.
Ông Shinzo Abe và cựu Thị trưởng Tokyo Shintarro Ishihara, lãnh đạo của đảng Phục hồi Nhật, đều hứa đưa ra những chính sách cải cách mạnh mẽ hơn. Đảng Phục hồi Nhật còn yêu cầu sửa đổi hiến pháp hoà bình và tăng chi tiêu quân đội như là một giải pháp kích thích tăng trưởng.
Theo thống kê, Chủ tịch LDP Shinzo Abe là người nhận được nhiều tiền quyên góp chính trị nhất trong số thủ lĩnh các chính đảng trong năm 2011, trong khi Thủ tướng Yoshihiko Noda, Chủ tịch DPJ chỉ đứng thứ 6 trong danh sách này. Về phần mình, Đảng DPJ cầm quyền cũng hứa hẹn tăng chi tiêu cho phúc lợi và tạo mạng lưới an toàn xã hội tốt hơn, nhưng với việc phải thay đổi lãnh đạo liên tục cũng khiến cho uy tín của đảng này bị giảm sút. Giới truyền thông đưa tin, Thủ tướng Yoshihiko Noda bị mất đi sự ủng hộ của người dân bởi tăng gấp đôi thuế doanh thu để giúp xử lý khoản nợ khổng lồ của Nhật Bản.
Dư luận và giới truyền thông cho rằng, cho dù đảng nào giành chiến thắng và ai làm tân Thủ tướng thì họ đều phải đương đầu với những khó khăn, thách thức mà xứ sở hoa anh đào đang và sẽ phải đối mặt trong thời gian tới như nền kinh tế vẫn trì trệ, nợ công và thâm hụt ngân sách chính phủ vẫn ở mức cao, nội bộ xã hội và trên chính trường bị phân hoá sâu sắc về nhiều vấn đề…
Và nếu đắc cử, Chủ tịch LDP Shinzo Abe sẽ phải hoàn thành những cam kết đưa ra trong chiến dịch tranh cử. Được biết, tân Thủ tướng sẽ được bầu chọn tại phiên họp quốc hội ngày 26/12.
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan và một số thành viên trong nhóm vận động bầu cử của ông đã phải nhập viện sau khi xe vận động tranh cử đâm vào các cọc giải phân cách giữa đường tại một ngã tư ở khu vực Fuchu, Thủ đô Tokyo. Sở Cảnh sát Theo thống kê, kể từ khi cuộc vận động tranh cử bắt đầu, ước tính chủ tịch của các chính đảng đã di chuyển gần 80.000km (tương đương 2 vòng trái đất) để kêu gọi sự ủng hộ của cử tri. Trong số 1.504 ứng cử viên, đáng quan tâm nhất là cụ Ryokichi Kawashima, cựu chiến binh trong Thế chiến thứ hai, 94 tuổi, tuy đã đầu bạc răng long, nhưng vẫn muốn có chân tại Hạ viện. |