Nghịch lý của toàn cầu hóa trên nước Mỹ

Thứ Năm, 29/05/2008, 10:49
Obama và Hillary Clinton có một điểm chung trong cuộc vận động tranh cử là cùng nhau chống lại tự do thương mại. Và ai cũng cố tỏ ra mình là người ghét tự do thương mại hơn cả.

Hai tuần truớc cả hai người đều ký ủng hộ bản dự thảo nghị quyết đòi tăng thuế nhập khẩu đối với Trung Quốc nếu quốc gia này không nâng giá đồng bản tệ. Có vẻ là một quan điểm hợp lý rằng sẽ không tốt nếu công nhân Mỹ phải cạnh tranh với những người chỉ được trả 70 cent một giờ làm. Nhưng quan điểm này gặp phải một vấn đề là chính những người bị tổn thương nhất lại là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ tự do thương mại.

Tự do thương mại với những nước nghèo có ảnh hưởng mạnh đến sức mua của tầng lớp có thu nhập trung bình và thấp. Càng kiếm được ít tiền thì sẽ tiêu nhiều hơn vào hàng hóa, như quần áo giày dép và các đồ tương tự, những thứ mà giá bị ảnh huởng trực tiếp từ tự do thương mại. Nếu giàu có hơn thì lại có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho dịch vụ (như giáo dục, giải trí...) những thứ ít chịu cạnh tranh từ bên ngoài.

Một nghiên cứu của Đại học Chicago chỉ ra người có thu nhập thấp ở Mỹ chi nhiều hơn 40% so với người có thu nhập cao vào hàng tiêu dùng thiết yếu. Điều này có nghĩa là những nguời nghèo ở Mỹ được huởng lợi rất nhiều từ hàng giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc.

Có một thực tế là việc cứng rắn về thương mại với Trung Quốc sẽ chỉ có lợi cho một số ít người Mỹ do số lượng nguời làm việc trong các ngành cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc ngày càng ít đi trong khi điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề đến những người Mỹ có thu nhập trung bình. Obama và Clinton, trong khi muốn giúp đỡ những người lao động Mỹ (và giành phiếu) lại đang ủng hộ những chính sách gây hại cho chính tầng lớp này

M.T.
.
.
.