Hội nghị Thượng đỉnh EU tại Brussel (Bỉ): “Mỗi nước một phách”
Cho đến chiều tối 18/12, Chủ tịch EU Herman Van Rompuy vẫn phải thừa nhận rằng, khó có thể nói nội dung chính của hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày tới. Nguyên do là quốc gia nào cũng muốn đề xuất mà mình đưa ra sẽ thu hút được sự quan tâm của các thành viên khác trong khu vực và trở thành chủ đề chính của hội nghị. Đầu tiên phải kể đến Pháp.
Xuất phát từ lợi ích quốc gia trong việc đóng quân ở Mali và những sự kiện buồn đã xảy ra đối với công dân Pháp ở quốc gia châu Phi này, Tổng thống Pháp Francois Hollande kiên quyết kêu gọi thành lập một quỹ thường xuyên của châu Âu để hỗ trợ cho các hoạt động quân sự khẩn cấp ở nước ngoài, trước khi lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) được triển khai.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia châu Âu lại không mấy mặn mà với lời kêu gọi này của Pháp. Cao ủy đối ngoại EU Catherine Ashton còn cho rằng, việc thành lập quỹ này phụ thuộc vào quyết định về cách thức sử dụng nguồn lực của 28 thành viên EU.
Cả Chủ tịch EU Herman Van Rompuy (phải) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso đều dự đoán sẽ có nhiều tranh cãi trong Hội nghị thượng đỉnh ngày 19 và 20/12. |
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel lại mang vấn đề Ukraine lên bàn đàm phán với lập luận rằng, quan hệ Kiev-Moskva và EU là một quan hệ phức tạp nhưng cũng rất quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh Ukraine đã hoãn việc đàm phán hiệp định thương mại và chính trị với EU. Đáng chú ý là trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU, hôm 17/12, Nga đã đồng ý cung cấp khoản hỗ trợ 15 tỷ USD cho Ukraine và giảm giá khí đốt xuất khẩu sang nước láng giềng này.
Cao ủy EU phụ trách vấn đề mở rộng liên minh và chính sách láng giềng Stefan Fuele hoan nghênh thỏa thuận Nga-Ukraine nếu không đi ngược lại cam kết ban đầu của
Ngày 19/12, trong khi bà Angela Merkel có nhiệm vụ thuyết phục Tổng thống Pháp, Ba Lan, Litva, Estonia gây sức ép lên Ukraine về việc ký hiệp định thì ông Frank-Walter Steinmeier cũng có chuyến công du tới Ba Lan về vấn đề này.
Ngoài ra, theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Trung ương EU Mario Draghi, EU cũng cần dành nhiều thời gian để xem xét giải pháp cho khủng hoảng tài chính và nợ công đang lan rộng trong khu vực này và có thể sẽ đẩy EU tới một cuộc khủng hoảng tài chính khác trong năm 2014.
Quan điểm của ông Mario Draghi là giới chức EU phải xây dựng một hệ thống quy chuẩn cho liên minh ngân hàng và cứu đồng Euro khỏi những tác động xấu của thị trường cũng như các đồng tiền khác. Bởi lẽ cho đến nay, sau hơn 1 năm thảo luận, EU vẫn chưa có được biện pháp cụ thể và hiệu quả.
Một điểm đáng chú ý nữa là mặc dù gặp khó khăn về tài chính, song các quốc gia EU vẫn phải cố gắng hoàn thành nghĩa vụ quốc tế của mình với việc tăng 18,5 triệu euro (hơn 23 triệu USD) khoản viện trợ nhân đạo cho Cộng hòa Trung Phi nhằm cung cấp khẩn cấp các nhu yếu phẩm cho những người dân chịu tác động nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng hiện nay ở nước này. Trước mắt, EU đã giải ngân 8,5 triệu euro và sẽ giải ngân 10 triệu euro còn lại từ tháng 1/2014…
Theo hãng Reuters, chỉ có một vấn đề duy nhất mà các nước EU không tranh cãi chính là việc khởi động các cuộc đàm phán về việc kết nạp Cộng hòa