Cựu Tổng thống Peru Fujimori sẽ bị dẫn độ về nước

Thứ Bảy, 22/09/2007, 15:00
Ông Alberto Fujimori, cựu Tổng thống của Peru có thể bị cầm tù tới 25 năm sau khi ông thất bại trong cuộc chiến chống việc bị dẫn độ từ Chile về nước vì bị cáo buộc tham nhũng và vi phạm nhân quyền.

Quyết định của Toà án ở Santiago (Chile) vào ngày 21/9 (theo giờ địa phương) là quyết định cuối cùng về việc có dẫn độ ông Fujimori sang Peru hay không. Người ta cho rằng, đây là lần đầu tiên một toà án trên thế giới ra lệnh dẫn độ một cựu tổng thống về nước của ông ta.

Như vậy là sau 5 năm “trốn tránh” pháp luật, cuối cùng Fujimori sẽ phải đối mặt với các cáo buộc và chứng cứ chống lại ông ở đất nước mình về việc ông đã sử dụng những người, chẳng hạn là một bố già mafia.

Luật sư Alfredo Etcheberry nói: “ Quyết định này cho phép cái gì nên xảy ra sẽ xảy ra, rằng ông Fujimori phải bị xét xử tại đất nước của ông và bởi Toà án Peru. Người Peru có quyền này. Vai trò duy nhất của Chile là không trở thành một chướng ngại trong sự kiện này”.

Ngay lập tức, cựu Tổng thống Fujimori lại đưa ra những lời phủ nhận như trước và gọi đây là một hành động mang động cơ chính trị.

Trả lời phỏng vấn báo chí được thực hiện tại nhà riêng ở Santiago, ông Fujimori nói: Có thể đoán trước việc đi đến quyết định như trên, mục đích của ông là tái hoà hợp với nhân dân Peru.

Trong khi thừa nhận Chính phủ của ông đã mắc những sai lầm lớn, ông nói : “ Trong phiên toà xét xử, tôi sẽ chứng minh hành động của tôi là đúng”.

Gabriel Zaliasnik, một luật sư người Chile của ông Fujimori cho biết ông sẽ không tòm cách né tránh việc dẫn độ với bất cứ thủ đoạn nào.

Là một chính trị gia và là một cựu lãnh đạo đất nước, ông Fujimori sẽ được giam giữ trong một điều kiện đặc biệt trong một nhà tù được trang bị đầy đủ để chờ ngày khai đình xét xử ông. Ngày này có thể đến sau hơn một năm nữa.

Cựu phụ trách cơ quan tình báo của Fujimori, ông Vladimiro Montesinos, người bị bắt ở Venezuela hồi tháng 6/2001, đã bị xét xử trong thời gian 6 năm với nhiều lời buộc tội.

Các nhóm nhân quyền ở Peru và New York tỏ ra hài lòng với quyết định nói trên. Ông Vivanco, trong lúc đề cập đến việc các cựu lãnh đạo quốc gia cho rằng họ đứng trên luật pháp hoặc đã thành công trong việc xin tỵ nạn chính trị để trốn tránh bị truy tố về tội phạm nhân quyền, nói : “ Không gì có thể so sánh được với quyết định này trong lịch sử hiện đại”.

Trong quá trình xem xét có dẫn độ ông Fujimori về nước hay không, một toà án địa phương của Chile đã vận dụng luật quốc gia để đưa ra quyết định của mình. Đề cập đến sự vận dụng ấy, ông Vivanco cho rằng, đây là một điều chưa từng xảy ra trên thế giới.

Quyết định dẫn độ ông Fujimori, 69 tuổi, đã kết thúc cuộc tranh luận kéo dài 7 năm đối với trường hợp của ông, một cựu Tổng thống đã đào thoát khỏi Peru vào năm 2000 sau 10 năm lãnh đạo nước này. Ông Fujimori, con trai của một người nhập cư từ Nhật Bản, đã trốn thoát trong thời gian tham dự họi nghị APEC diễn ra ở Brrunei hồi tháng 11/2000.

Ông đã bay tới Nhật Bản, vào một khách sạn và fax về nước quyết định từ chức của ông. Nhật Bản đã cấp quyền công dân cho ông và như vậy đã che chở ông khỏi bị dẫn độ về Peru.

10 năm cầm quyền của ông Fujimori từ 1990 đến 2000 là một giai đoạn không ổn định trong lịch sử của Peru. Đối mặt với các cuộc khủng hoảng kinh tế và sự đe doạ của du kích bất hợp pháp ngày một tăng, ông đã có những bước đi khác thường để lập lại quyền lực chính phủ.

Trong lúc nhiều người Peru cám ơn ông vì đã đánh bại các du kích bất hợp pháp thuộc tổ chức Con Đường Sáng, ông lại bị cáo buộc đã biển thủ hàng triệu đô la của chính phủ khi cho phép thành lập một đội quân “ gây chết chóc” bí mật - một tiểu đoàn tình báo quân sự dưới cái tên “Nhóm Colina.”

Các “tội ác” do nhóm Colina gây ra là tâm điểm trong các cáo buộc vi phạm nhân quyền dành cho ông Fujimori. Vào một đêm của tháng 7/1992, một nhóm đàn ông đeo mặt nạ đã bắt cóc 9 sinh viên và một vị giáo sư ngay tại phòng ngủ của họ trong trường Đại học La Cantuta. Sau đó nhiều tháng, thi thể các nạn nhân với dấu hiệu bị giết mới được phát hiện.

Ông Fujimori cũng bị buộc tội đã hợp tác với Juan Rivero Lazo, Giám đốc cơ quan tình báo quân đội Peru, để đẻ ra nhóm Colina, tổ chức có nhiệm vụ truy tìm và giết những người bị tình nghi là du kích bất hợp pháp.

Ông Fujimori đến Chile vào tháng 11/2005 mà không báo trước bằng một máy bay riêng với một chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện truyền thông về sự trở về vì mục đích chính trị của ông. Tuy nhiên, toàn bộ kế hoạch của ông đã không thể thực hiện được bởi ông đã bị các nhà chức trách Chile bắt ngay khi vừa hạ cánh xuống sân bay, sau đó bị giải đến một nhà tù ở Santiago.

Trong thời gian ở Chile, ông đã vận hành một chiến dịch “cầu cứu” Quốc hội Nhật Bản nhưng không thành công.

Trong 3 tháng qua, ông Fujimori phải sống trong sự quản thúc tại nhà ở Chicureo, khu vực phía bắc của Santiago

Hà Tuấn (theo The Guardian)
.
.
.