Công ước về Luật Biển thúc đẩy hợp tác đa phương

Thứ Ba, 25/12/2012, 10:14
Theo quan điểm của hãng tin Kyodo của Nhật Bản, Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) đã tạo ra một cơ cấu khung chủ yếu cho các luật biển quốc tế.
>> “Công ước về Luật Biển là một trong những công cụ pháp lý quan trọng của thế giới”

Dẫn chứng về nhân vật lịch sử là Giáo sư danh dự trường Đại học Keio (Nhật Bản) Tadao Kuribayashi - một trong những người tham gia soạn thảo công ước, một trong những cơ sở để sinh ra ý tưởng về “vùng đặc quyền kinh tế” (EEZ), tạo cho các nước quyền khai thác tài nguyên ở vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường bờ biển bên ngoài lãnh hải, bài báo lưu ý rằng, công ước đã tạo ra động lực cho sự hợp tác về biển giữa các nước.

Lập luận của ông Tadao Kuribayashi là công ước đã được thể hiện để nâng cao tiếng nói và hình ảnh của các nước đang phát triển trong cộng đồng quốc tế. Ông Tadao Kuribayashi nói: “Để biến vùng biển hẹp này thành vùng biển hòa bình và thịnh vượng, không chỉ các nước ven biển mà cả những nước hưởng lợi từ eo biển đã đề nghị hợp tác. Đó là một điểm tốt của UNCLOS”. Theo ông Tadao Kuribayashi, một thành quả nữa của công ước là tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp biển giữa các nước  thông qua thành lập Tòa án quốc tế về Luật Biển.

Ban đầu, tòa án quốc tế tiến hành nhiều phiên tòa giải quyết nhu cầu của các bên muốn tìm cách sớm thả các tàu cá bị bắt khi đang hoạt động bất hợp pháp và sau đó tiến tới giải quyết vấn đề hoạch định đường ranh giới biển giữa các nước. Đây là điều tốt vì tòa án này cung cấp thêm các lựa chọn để giải quyết tranh chấp cùng với Tòa án Công lý quốc tế

H.C.
.
.
.