Chính trường Ai Cập vẫn bất ổn sau cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi
>> Ai Cập: Nước cờ ngoạn mục của Tổng thống Morsi
Ngoài ra, theo các nguồn tin an ninh, vụ nổ đã làm sập một phần của tòa nhà, cửa kính của các tòa nhà xung quanh vỡ tan và tác động của vụ nổ có thể cảm nhận được trong bán kính 20km. Trước đó, hôm 23/12, Chính phủ Ai Cập đã bắt giữ 4 nhà hoạt động chính trị vì những hành vi chống phá tương tự.
Ai là tác giả?
Bộ trưởng Nội vụ Ai Cập Mohamed Ibrahim đã mạnh mẽ lên án vụ tấn công đẫm máu trên và nhận định, đây là hành vi nhằm tạo ra sự nhiễu loạn và nhằm khủng bố người dân trước khi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý.
Sau đó vài giờ, Hãng thông tấn nhà nước Ai Cập Mena dẫn lời Thủ tướng lâm thời Hazem al Beblawi cáo buộc Tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) chính là tác giả của vụ việc và tuyên bố coi MB là một tổ chức khủng bố, đang đe dọa nghiêm trọng tới an ninh quốc gia, đồng thời nhấn mạnh, “bất cứ cá nhân hay tổ chức nào gây ra những hành động vô nhân tính như vậy sẽ phải đối mặt với công lý và bị trừng phạt theo pháp luật”.
Hiện trường vụ đánh bom. |
Về phần mình, trong một tuyên bố tại văn phòng báo chí ở Anh, MB cũng lên án vụ tấn công và nhấn mạnh, đây là hình thức tấn công trực tiếp vào người dân Ai Cập, đồng thời yêu cầu mở cuộc điều tra để “đưa những người gây ra hành động ác độc này ra trước công lý”. Ngoài ra, MB cũng “ăn miếng trả miếng” với ông Beblawi: “Không có gì ngạc nhiên khi Beblawi – Thủ tướng bù nhìn của chính quyền quân sự đã quyết định dùng máu của những người dân vô tội để gây ra bạo lực, hỗn loạn và bất ổn”.
Ngày 24/12, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cũng lên án vụ tấn công đẫm máu trên, đồng thời bày tỏ quan ngại về những gì đang xảy ra trong thời gian gần đây tại nước này và đưa ra lời kêu gọi người dân Ai Cập “tìm ra điểm tương đồng và đồng thuận trong thời kỳ chuyển tiếp của đất nước”.
Ông Ban Ki-moon cũng nhấn mạnh, không có gì biện minh được cho hành động khủng bố này và thủ phạm phải được đưa ra trước công lý. Trong một tuyên bố cùng ngày, bà Jennifer Psaki – Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ, Chính phủ Washington sẽ luôn sát cánh với nhân dân Ai Cập trên con đường hướng tới dân chủ, ổn định và thịnh vượng về kinh tế. Và Chính phủ Ai
Ngay trong ngày 24/12, Ansar Bait al Maqdis – nhóm thánh chiến đóng tại bán đảo Sinai đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ đánh bom kinh hoàng trên với mục tiêu là nhằm vào các binh sĩ và nhân viên cảnh sát, đồng thời hứa hẹn sẽ tiết lộ thêm nhiều chi tiết về vụ việc.
Theo các nguồn tin an ninh, 2 quả bom, một quả được đặt ở tầng thượng của trụ sở an ninh và quả còn lại được đặt trong một chiếc xe đậu trước của trụ sở, đã phát nổ gần như vào cùng 1 thời điểm. Trong khi đó, quả bom thứ 3 đã được lực lượng chức năng phát hiện và tháo dỡ.
Bất ổn leo thang
Trong những tháng gần đây, kể từ khi xảy ra cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi vào ngày 3/7, các vụ tấn công nhằm vào lực lượng cảnh sát và quân đội Ai Cập tăng lên đáng kể. Vào ngày 24/7, một sĩ quan quân đội đã thiệt mạng và 19 người khác bị thương trong vụ tấn công vào một đồn cảnh sát ở Mansoura.
Sau đó, vào ngày 5/9, Bộ trưởng Nội vụ Mohamed Ibrahim đã may mắn sống sót sau một vụ đánh bom xe khi đoàn xe của ông ở thành phố Nasser, vụ ám sát không thành này do nhóm Ansar Bait al Maqdis tiến hành. Tiếp đó, ngày 20/11, một đoàn xe quân sự đã bị tấn công tại thị trấn El Arish, cướp đi sinh mạng của 11 binh sĩ và làm 34 người khác bị thương.
Các vụ tấn công phần lớn xảy ra ở bán đảo Sinai, giáp biên giới Israel và Dải Gaza, nơi chiếm đóng của các mạng lưới Hồi giáo cực đoan Salafi - một trong những “sản phẩm phụ” của “Mùa xuân Arabe” và được xem là “tổ chức al-Qaeda mới”. Đây là đội quân dự bị có thể được huy động một cách rất dễ dàng và nhanh chóng để phái đến các mặt trận mới của cuộc “Thánh chiến toàn cầu” không chỉ trong phạm vi thế giới Arab, mà còn trên phạm vi toàn thế giới