Vụ 2 phóng viên Mỹ bị bắn chết: Xuất phát từ phân biệt chủng tộc?

Thứ Năm, 27/08/2015, 11:35
Một phóng viên truyền hình và một nhân viên quay phim đã bị bắn chết khi đang thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp ở Virginia hôm thứ tư trong vụ tấn công mà các nhà chức trách Hoa Kỳ cho biết được thực hiển bởi một nhân viên cũ.

Vụ xả súng gây chấn động báo chí thế giới

Sau vài giờ án mạng xảy ra, nghi phạm Vester Flanagan tự bắn vào mình trong khi lực lượng cảnh sát truy bắt trên một tuyến đường cao tốc ở Virginia. Sau đó, đối tượng chết tại bệnh viện, nguồn tin cảnh sát Hoa Kỳ cho biết.

Di ảnh nữ phóng viên Paker và nhân viên quay phim Ward.

Những bài viết đăng trên mạng xã hội bởi một người có thể là Flanagan chỉ ra nghi phạm có mối tư thù sâu sắc với đài truyền hình WDBJ7 có quan hệ hợp tác với hãng tin CBS ở Roanoke, tiểu bang Virginia, cách đây 2 năm.

Flanagan dường như bất mãn với cuộc sống của bản thân, Cảnh sát trưởng Hạt Franklin, ông Bill Overton cho biết. Các nhà báo công tác tại đài truyền hình WDBJ7 bị thiệt mạng gồm Alison Parker 24 tuổi và người quay phim Adam Ward 27 tuổi. Người phụ nữ trả lời phỏng vấn trong bản tin buổi sáng bị thương.

Giao điện một tài khoản Twitter được cho là thuộc về nghi phạm Flanagan tự thú đã gây ra vụ xả súng.

Chương trình truyền hình trực tiếp diễn ra vào lúc khoảng 6h45’ (giờ địa phương) tại Brigdewater Plaza, tức khu vui chơi giải trí có tên gọi Hồ trên núi Smith cách phía tây nam thủ đô Washington, DC khoảng 320 km.

Hình ảnh cắt từ máy quay phim của Ward cho thấy nghi phạm chĩa thẳng súng vào phóng viên Paker.

Chương trình truyền hình bị gián đoạn bởi vụ xả súng điên cuồng, khi đó Paker và bà Vicki Gardner đang thực hiện bài phỏng vấn. Vicki Gardner hiện giữ chức giám đốc điều hành Phòng thương mại Khu vực Hồ trên núi Smith, bà đã hét lên đầy sợ hãi và cuống cuồng chạy trốn.

Nguyên nhân vụ trọng án có nguồn gốc từ phân biệt chủng tộc?

Vài giờ sau khi vụ xả súng xảy ra một số đoạn video được đăng lên Twitter và Facebook bởi một người đàn ông tự xưng là Bryce Williams, tên gọi khác của Flangana trong thời còn làm việc tại đài WDBJ7. Ngay sau đó những đoạn video bị gỡ bỏ. Một đoạn video cho thấy rõ một khẩu súng lục khi người quay phim dí sát ống kính quay cận cảnh nữ phóng viên.

Nghi phạm Flanagan.

Người được cho là Flanagan cũng viết trên mạng xã hội: “Chính tôi đã quay phim vụ xả súng này, như mọi người thấy trên Facebook” đồng thời nói rằng một trong những nạn nhân đã có “những lời thóa mạ sặc bản chất phân biệt chủng tộc”. Flanagan là người da đen còn các nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng là người da trắng.

Flanagan đã tự bắn vào mình khi cảnh sát Virgina dần khép chặt vòng vây áp chặt chiếc xe ô tô mà ông ta thuê làm phương tiện gây án. Lúc bấy giờ, nghi phạm đang lái xe chạy trốn xa lộ 66 ở Hạt Fauquier, WDBJ7 đưa tin. Cảnh sát cho biết nghi phạm đã không dừng xe khi bị lực lượng chức năng phát hiện, và cố chạy thoát thân.

 “Rõ ràng người đàn ông này bất mãn theo cách nào đó với mọi thứ diễn ra trong đời sống bản thân”, sĩ quan cảnh sát Overton phát biểu trong một cuộc họp báo khi được các phóng viên đặt câu hỏi về động cơ gây án của nghi phạm.  Flanagan từng kiện một đài truyền hình khác mà ông ta từng làm việc ở Florida, khẳng định bị phân biệt đối xử vì là người da đen.

Flanagan cho hay ông ta từng bị gọi là “khỉ” bởi một nhà sản xuất trong đơn kiện gửi tòa án liên bang chống lại đài truyền hình WTWC ở Tallahasse, thủ phủ tiểu bang Florida vào năm 2000.  Nghi phạm cũng từng đề cập đến chuyện một giám sát sản xuất chương trình tại WTWC gọi là “gã da đen biếng nhác”. Vụ án ở Florida đã được giải quyết, và từ năm 2001 từ chối xét xử mọi vụ kiện do Flanagan đâm đơn.

Hãng tin ABC đưa fin trang web của họ có nhận được một bản fax dày 23 trang giấy khổ A4 từ một người tự xưng là  Bryce Willliam tức Flanagan vào thời điểm khuya thứ Ba và rạng sáng thứ Tư. ABC chuyển fax đến các nhà chức trách, mà không đưa ra nội dung chi tiết. Chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành WDBJ7, Jeff Mark khẳng định ông không phát hiện ra có mối quan hệ đặc biệt nào giữa Flanagan và 2 nhà báo đã chết.

Theo thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội, Flanagan từng học Đại học Quốc gia San Francisco, một người phát ngôn của cơ sở giáo dục xác nhận ông ta tốt nghiệp cử nhân phát thanh-truyền hình vào năm 1995.

Phạm Trúc
.
.
.