Chùm ảnh: Những biên giới ‘vô hình’ ở châu Âu

Thứ Bảy, 29/08/2015, 18:53
Những bức ảnh nằm trong dự án mang tên “Borderline, the Frontiers of Peace” (“Những đường biên giới hòa bình”) sẽ được trưng bày tại trụ sở UNESCO ở Paris (Pháp) vào tháng 9 tới. 

Nhiếp ảnh gia người Italy Valerio Vincenzo từng dành 8 năm để chụp các đường biên giới giữa những nước châu Âu, gồm 26 nước với 16.500km đường biên giới có thể qua lại tự do. Những bức ảnh này nằm trong dự án mang tên “Borderline, the Frontiers of Peace” (“Những đường biên giới hòa bình”) và sẽ được trưng bày tại trụ sở UNESCO ở Paris (Pháp) vào tháng 9 tới.

Một vận động viên xe đạp đang đi giữa 2 quốc gia: Thụy Sĩ bên trái và Austria bên phải.
Seebad Heringsdorf, Đức và Swinoujscie, Ba Lan (2012) – Đường biên giới giữa Đức (trái) và Ba Lan (phải) được thiết lập từ cuối Thế chiến II. Hiệp ước Schengen, hiệp ước về đi lại tự do do một số nước châu Âu ký kết năm 1985 và việc thành lập Khu vực hiệp ước Schengen 10 năm cho phép mọi người có thể đi lại tự do trên khắp 26 quốc gia EU, điều không thể tưởng tượng được trong cuộc Chiến tranh Lạnh.
Đường biên giới giữa Le Perthus, Pháp và Els Límits (2010): Ngôi làng này tự quảng cáo là “trung tâm mua sắm biên giới tuyệt vời, mở cửa 365 ngày 1 năm”. Cột biên giới được đánh dấu 576 giữa Pháp và Tây Ban Nha và được sử dụng để dán thực đơn đồ uống.
Gobba di Rollin, giữa Thụy Sĩ và Italy (2008): Đường biên giới giữa Thụy Sĩ và Italy được thiết lập ở khu vực Napoleonic và cắm mốc phân định năm 1815. Có nhiều đường biên chạy qua khu vực High Apls nhưng tuyến phân định này bắt nguồn từ hồ Maggiore ở Thụy Sĩ.
Đức – Austria (2012): Jungholz là một ngôi làng ở Austria được bao quang bởi lãnh thổ nước Đức và chỉ có mũi đất duy nhất nối liền với Đức. Trong ảnh: Đức ở phía trước và Austria ở phía sau.
Nhà hàng Waldheim ở Busingen, Đức (2008): Khi chủ nhà hàng này khám phá ra khu vực ghế ngồi ngoài trời của nhà hàng nằm trên đường biên giới giữa Đức và Thụy Sĩ, ông quyết định sơn vạch trắng để mọi người có thể nhìn rõ. Từ đó, thực khách được trải nghiệm cảm giác tự chọn quốc gia mà mình muốn ngồi và nhâm nhi đồ ăn.
Biển Baltic giữa Sventoji, Lithuana và Rucava, Latvia.
Biên giới Đức – Cộng hòa Czech, gần Hermannsreuth (2012): Ngôi nhà nhỏ phân định biên giới Đức và Cộng hòa Czech này đã nằm ở đây từ năm 1993, du khách đôi khi đi qua còn không biết mình đã bước sang lãnh thổ nước khác. Đường biên giới Đức dài 815km với Ba Lan ở phía Bắc và Austria ở phía Nam.
Đường D6327 giữa Menton, Pháp và Grimaldi, Italy (2007): Ranh giới Pháp - Italy được đánh dấu bởi đường nứt ngang mặt đường. Đó là kết quả của việc bảo trì giao thông khác nhau của mỗi nước (Italy bên trái và Pháp bên phải).
Hồ Balandis, biên giới Ba Lan – Lithuana (2010).
Biên giới Bỉ - Hà Lan (2011): Chú gà đi bộ từ Hà Lan sang Bỉ - nơi chỉ phân chia bằng một vạch kẻ đường đơn giản.
Biên giới Austria – Italy, Pramollo Mountain Pass (20) – Tháng 8 hàng năm, Lễ kỷ niệm tình hữu nghị giữa làng Pontebba của Italy (trái) và làng Topolach của Austria.
Biên giới Bồ Đào Nha – Tây Ban Nha, gần Soutelinho da Raia (2010) – Ranh giới Bồ Đào Nha đã thay đổi ít nhiều từ thế kỷ XIII. Nước này đã tham gia vào hai cuộc tranh chấp lãnh thổ với người hàng xóm Tây Ban Nha vì thị trấn Olivenca (Olivenza trong tiếng Tây Ban Nha) và Ihhas Selvagens (Islas Salvajes).
Biên giới Bỉ - Pháp (2007) – Đây là bức hình đầu tiên của loạt ảnh biên giới vô hình do Valerio Vincenzo thực hiện. Trong đó, một phòng hải quan cũ kỹ được chuyển đổi thành cửa hàng kẹo, phía trước là Pháp và sau đó là Bỉ.
Biên giới Italy – Slovenia, giữa Muggia và Koper (2011).
Khổng Hà (theo CNN)
.
.
.