Binh sĩ Ấn Độ làm “chuột bạch” cho các nhà khoa học Anh
Theo tài liệu được tờ "Người bảo vệ" của Anh công bố hôm 5/9, sau khi tiêm loại hơi độc này vào binh sĩ Ấn Độ, các bác sĩ quân y Anh đã không hề kiểm tra sức khỏe cho những người thử nghiệm mà để mặc họ với căn bệnh ung thư hoặc một số bệnh quái ác khác.
Nhiều người sau đó đã bị khí độc tàn phá làn da, thậm chí làm hỏng bộ phận sinh dục, khiến họ thường xuyên bị đau đớn mà không có cách gì chữa trị được. Những binh sĩ này đều là người Ấn Độ và phục vụ dưới quyền của tư lệnh quân đội Anh vì vào thời điểm đó, thực dân Anh đang thống trị ở quốc gia đông dân nhất nhì thế giới này.
Thực hiện chương trình thử nghiệm khoa học là nhóm chuyên gia của Porton Down - nơi được gọi là trung tâm chiến tranh hóa học của Anh, có trụ sở tại Wiltshire.
Mục đích của họ là thử nghiệm hơi độc từ lò tại căn cứ quân sự ở Rawalpindi (nay thuộc Pakistan) rồi sau đó phát triển thành khí gas độc để đối phó với quân đội Nhật Bản.
Ngoài lớp binh sĩ Ấn Độ, ít nhất 20.000 binh sĩ Anh (cả nam và nữ) cũng đã bị đưa vào chương trình thử nghiệm mang tên Porton trong khoảng thời gian từ năm 1916 đến năm 1989. Nhưng những người này chỉ bị hít một lượng ít khí độc.
Còn các binh sĩ Ấn Độ thì bị lừa dùng mặt nạ phòng độc nhưng trên thực tế đó là mặt nạ phun hơi độc, làm cho khuôn mặt của họ bị biến dạng và mắt bị hỏng, không nhìn được.
Từ lượng khí độc được phun qua mặt nạ mà các binh sĩ Ấn Độ sử dụng, các nhà khoa học quân sự Anh còn nghiên cứu xem nên dùng lượng khí độc là bao nhiêu trong mỗi một trận đánh.
Năm 1942, báo cáo đầu tiên từ Porton Down cho thấy sức tàn phá ghê gớm của khí độc sử dụng thí nghiệm trong nhóm binh sĩ Anh và Ấn Độ.
Kết quả cuối cùng khẳng định nhiều người đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch và khí độc có sức tàn phá mạnh đối với làn da châu Á (tức làn da của người Ấn Độ).
Ngay sau khi những thông tin này được đăng tải, Bộ Quốc phòng Anh đã từ chối bình luận. Gia đình các nạn nhân trong cuộc thử nghiệm thì lên tiếng yêu cầu chính quyền
Song cũng rất khó quy kết vì mọi hoạt động của Porton Down đều được thực hiện dựa theo chỉ thị từ Bộ Quốc phòng Anh.
Từ những năm 1950, Porton Down phát triển loại vũ khí hóa học như khí gas độc, khí độc làm tê liệt hệ thần kinh. Trước đó, Porton Down từng thành công trong việc sản xuất bom than…
Ngày nay, nhiệm vụ chính của Porton Down là nghiên cứu và chế tạo những trang thiết bị quốc phòng hiện đại, giúp binh sĩ Anh đối phó với vũ khí sinh hóa học.
Một điểm đáng chú ý nữa là không chỉ binh sĩ Ấn Độ, Anh mà gần 2.000 binh sĩ Mỹ cũng từng là nạn nhân của trò thử nghiệm khí độc do Phòng Nghiên cứu hải quân Mỹ thực hiện