Bí mật những điếu xì gà của Thủ tướng Anh Winston Churchill
Đã một thời, những điếu xì gà của Winston Churchill được coi là bí mật quốc gia và nhiều khi, cơ quan tình báo của nước này phải mở hẳn cả một chiến dịch "an ninh cho những điếu xì gà của Thủ tướng"!
Trong con mắt người dân xứ Ănglê, Thủ tướng Winston Churchill là một người đặc biệt bởi vì ông đã lãnh đạo nước Anh, góp phần cùng phe Đồng minh, Chiến thắng phát xít trong chiến tranh thế giới thứ II và vì ông lúc nào cũng luôn xuất hiện với điếu xì gà cầm tay hoặc gắn trên môi.
Món quà quý từ bên kia đại dương
Ngày 27/3/1941, Chính phủ
Đó là một thùng bằng gỗ quý đỏ, cao 5 foot (đơn vị đo chiều dài Anh: 1 foot = 30,5 cm). Bên trong là 2.400 điếu xì gà La Habana (loại xì gà ngon nhất thế giới và chỉ có ở
Ngày 8/4/1941, tại buổi lễ bàn giao trang trọng ở La Habana, Đại sứ Ogilivie Forbes được tận mắt chứng kiến món quà hảo hạng: Bên ngoài chiếc thùng quà gỗ quý được khảm những bức tranh đẹp tuyệt vời về phong cảnh thiên nhiên vùng biển nhiệt đới Caribe.
Bên trong thùng là 4 cái tráp gỗ rất đẹp đựng các loại xì gà nổi tiếng thời bấy giờ: H.Upmann, Por Larranaga, Ramon Allones, Romeo y Julieta, El Rey del Mundo và Hoyo Monterrey!
Thủ tướng Churchill biết rõ và rất chuộng xì gà
Đối với ông, xì gà cần và quan trọng không kém gì đồ ăn, nước uống. Xì gà luôn là thứ “nhiên liệu” ông cần phải nạp trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định chiến lược nào. Kể từ đấy, hàng ngày, hàng giờ, Thủ tướng Anh ngóng chờ tàu chở quà cặp bến!
Chiến dịch “An ninh cho những điếu xì gà của Thủ tướng”
Biết rõ tầm quan trọng của những điếu xì gà đối với Thủ tướng nên Tình báo Anh rất quan tâm tới an ninh cho thứ đồ hút xa xỉ này. Trước đó, Đại sứ Anh tại La Habana đã báo về:
Trong số đó có nhiều người châu Âu. Không loại trừ khả năng gián điệp Đức Quốc xã ranh ma và xảo quyệt sẽ tận dụng cơ hội này để mưu sát Thủ tướng Winston Churchill.
Sự háo hức của Churchill đã bị dội một gáo nước lạnh khi Bí thư riêng của Thủ tướng là John Colville thông báo: Scotland Yard đã có lời chính thức khuyên Thủ tướng: “Tạm thời, chưa nên hút xì gà quà tặng”. Rất có thể, trong quá trình sản xuất, một số chất độc hại đã được người Đức bí mật đưa vào trong các điếu thuốc.
Thời chiến tranh, mọi khả năng đều có thể xảy ra. Các thành viên Chính phủ đều tán thành kiến nghị đó của Cơ quan an ninh. Nhưng lúc ấy, chưa ai biết làm cách nào để có thể ngăn Thủ tướng không đụng đến xì gà. Churchill là người không thích chờ đợi.
Chuyến tàu biển thuê của Hội Chữ thập đỏ quốc tế chở quà tặng vượt Đại Tây Dương ëcàng đến gần nước Anh bao nhiêu thì tâm trạng bồn chồn, lo lắng của các thành viên chính phủ và nhân viên bảo vệ càng tăng lên bấy nhiêu.
Nghĩ mãi thì cuối cùng, Văn phòng Thủ tướng và Tình báo Anh cũng tìm ra một giải pháp tình thế: Không cho Thủ tướng biết ngày tàu chở quà cập cảng. Xử lý xong, rồi sẽ liệu báo cáo sau!
Liên tục hàng tháng trời, Văn phòng Thủ tướng, MI-5 (Cục Phản gián Tình báo Anh), Đặc phái viên Hoàng gia và các chuyên gia chất độc hàng đầu của nước Anh tập trung vào việc xét nghiệm.
Cái khó là xì gà thì rất nhiều và không phải cái nào cũng được bóc ra xem (bởi bóc xong là vứt đi, không sử dụng lại được). Họ đành lấy ngẫu nhiên 47 điếu xì gà của từng tráp quà, thực hiện việc xét nghiệm rất thận trọng cả về sinh học và hóa học.
Cuối cùng, Ủy ban kiểm tra kết luận: “Nồng độ các chất độc hại và vi khuẩn trong xì gà quà tặng từ
Cuộc họp căng thẳng kết thúc có phần nhờ... xì gà!
Chiều ngày 19/9/1941, tại ngôi nhà số 10 phố Downing đã diễn ra một cuộc họp rất quan trọng. Tại cuộc họp này, Hội đồng Quốc phòng Anh thảo luận một vấn đề góp phần làm thay đổi cục diện chiến tranh lúc ấy: Có nên giúp Liên Xô chống lại phát xít Đức hay không?
Những người đứng đầu phái quân sự là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng quân đội cho rằng: Bất kể nhiều hay ít thì việc giúp đỡ đó sẽ làm suy yếu sức chiến đấu và khả năng phòng thủ của quân đội Anh.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, Thủ tướng Churchill lại cho rằng “
Kẻ phản đối. Người ủng hộ. Không bên nào nhượng bộ bên nào. Cuộc họp lâm vào thế bế tắc và tưởng như sẽ đi vào ngõ cụt.
Trong lúc gay cấn nhất thì Churchill lại đột ngột đưa ra một quyết định bất ngờ: “Dừng tranh luận. Nghỉ 2 tiếng để ăn tối. Sau đó sẽ tiếp tục... họp suốt đêm!”.
Và Thủ tướng đã đi ăn tối cùng với vợ (được gọi là quý bà Klemmy). Sau bữa tối, Thủ tướng đưa toàn bộ các thành viên Hội đồng Quốc phòng vào phòng bên trái dinh Thủ tướng để giới thiệu bộ sưu tập xì gà
Huân tước Balfur (khi ấy là Thứ trưởng Không quân) nhớ lại: “Hướng về phía các bộ trưởng, Thủ tướng trịnh trọng nói: “Thưa các quý ông! Bây giờ tôi sẽ tự mình làm một thí nghiệm được coi là nguy hiểm: Thử những điếu xì gà này.
Mặc dù bên an ninh đã kiểm tra kỹ càng, song biết đâu đấy, vẫn có thể bỏ sót. Bởi vậy, kết quả thử nghiệm có thể sẽ làm quý ngài hài lòng, nhưng có thể sẽ là ngược lại! Sau đó, tôi muốn chiêu đãi các ngài thứ xì gà thượng hạng này!”.
Ngừng một chút, Thủ tướng tiếp tục với chất giọng của một nghệ sĩ kịch: “Mỗi điếu xì gà hoàn toàn có thể chứa độc chất nào đó”. Không loại trừ khả năng chỉ vài ngày sau khi hút xì gà, tôi sẽ phải nằm trong cỗ quan tài đến tu viện kèm theo hàng sâu những lời nguyền rủa!”... Sau đấy, các thành viên Hội đồng Quốc phòng quay trở lại phòng họp lớn. Họ khoan khoái thưởng thức những điếu xì gà La Habana do Thủ tướng mời.
Huân tước Balfur tiếp tục kể: “Chỉ trong vòng nửa tiếng đồng hồ, Hội đồng Quốc phòng Anh đã thảo luận xong tất cả các vấn đề phức tạp mà trước đấy cứ phải tranh luận mãi, căng thẳng và rất gay go.
Việc giúp đỡ nước Nga cũng đã được quyết định một cách xuôi chèo, mát mái. Thậm chí còn rất chóng vánh và triệt để. Tất cả các thành viên Hội đồng Quốc phòng đều... sống và mạnh khỏe cả!”.
“Bị vong lục về xì gà!”
Lịch sử những điếu xì gà của Thủ tướng Anh Churchill đến đấy vẫn chưa dừng lại. Cuối tháng 10/1941, những người hâm mộ Churchill từ
Để bảo đảm an toàn, đỡ phiền hà, vất vả khi kiểm tra an ninh, đặc phái viên của Hoàng gia Rotsilda đề nghị: Đem xì gà quà tặng từ Brazil đổi lấy xì gà London cho Thủ tướng.
Về sau, quà tặng xì gà cho Thủ tướng Anh Winston Churchill nhiều đến nỗi, Chính phủ Anh đã phải ra một “bị vong lục về xì gà”. Văn bản nhà nước này quy định rõ:
1. Nếu quà tặng mang nhãn hiệu quảng cáo đáng tin cậy và qua kiểm định, xì gà được đánh giá đúng là có chất lượng cao, thì Thủ tướng được nhận quà (và chính Thủ tướng phải trả thuế Hải quan khi quà tặng gửi từ nước ngoài).
2. Nếu quà tặng đủ độ tin cậy nhưng qua kiểm định phát hiện thấy xì gà không chất lượng thì chuyển đến bệnh viện để xử lý (trường hợp này, Thủ tướng không phải nộp thuế Hải quan).
3. Khi quà tặng đúng như quảng cáo nhưng có mục đích khác thì Thủ tướng không nhận quà (một số trường hợp ngoại lệ, quà tặng có thể không trả lại người gửi mà đưa vào bệnh viện xử lý).
Cho đến tận bây giờ, hơn 60 năm sau, bí mật về những điếu xì gà của Thủ tướng Anh Winston Churchill mới vừa được công bố!