4 năm vụ ám sát cựu Thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto
Trong khi Tổng thống Asif Ali Zardari coi cái chết của vợ là âm mưu chống lại nền dân chủ Pakistan thì Thủ tướng Yusuf Raza Gilani cho biết, cơ quan chức năng đang cố gắng kết thúc vụ án này sớm nhất có thể bởi đã thu thập khá đủ bằng chứng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi đưa người chịu trách nhiệm ra vành móng ngựa.
Cách đây gần 2 tháng (5/11/2011), Tòa án
Trước đó, giới chuyên môn từng quan tâm tới tuyên bố của Ủy ban Điều tra thuộc Liên hợp quốc công bố năm 2010 khi khẳng định, bất kỳ cuộc điều tra đáng tin cậy nào cũng không thể loại trừ khả năng giới quân sự và an ninh Pakistan có liên quan đến vụ ám sát bà Benazir Bhutto; đồng thời chỉ trích gay gắt chính quyền Pakistan đã cản trở quá trình điều tra của họ.
Giới truyền thông đưa tin, trước khi bị ám sát hôm 27/12/2007, bà Benazir Bhutto từng bị mưu sát (18/10/2007) và cố Thủ tướng đã hoài nghi về cuộc điều tra do chính phủ của cựu Tổng thống Pervez Musharraf tiến hành nên đã đề nghị FBI (Mỹ) và Scotland Yard (Anh) giúp điều tra. Nhưng đề nghị này đã bị cựu Bộ trưởng Nội vụ Aftab Ahmad Sherpao, cựu thành viên của Đảng Nhân dân Pakistan (PPP) cầm quyền phản đối bởi việc này vi phạm chủ quyền của Pakistan.
Ông Aftab Ahmad Sherpao đã bị bãi nhiệm ngay sau vụ mưu sát hôm 18/10/2007 nhằm vào bà Benazir Bhutto, sau đó cựu Bộ trưởng Nội vụ cũng bị mưu sát (21/12/2007). Khi được bổ nhiệm thay thế người tiền nhiệm Aftab Ahmad Sherpao, nhiệm vụ chính của tân Bộ trưởng Nội vụ Hamid Nawaz Khan là làm rõ kẻ đứng sau vụ ám sát bà Benazir Bhutto, nhưng bất thành.
Bà Benazir Bhutto và ông Pervez Masharraf. |
Thời gian tại vị của Bộ trưởng Hamid Nawaz Khan khá ngắn (từ tháng 11/2007 đến tháng 4/2008) và sự bất lực trong việc tìm sát thủ khủng bố bà Benazir Bhutto là một trong những nguyên nhân chính khiến ông phải ra đi. Liên hợp quốc bắt đầu điều tra vụ ám sát bà Benazir Bhutto từ hôm 1/7/2008.
Điều đáng nói là cách đây hơn 3 năm (27/12/2008), Tổng thống Asif Ali Zardari từng muốn cơ quan điều tra sớm công bố danh tính những kẻ có liên quan tới vụ ám sát vợ mình. Được biết, ngày 1/7/2009, “Ủy ban Bhutto” của ông Heraldo Munoz tái bắt tay điều tra vụ sát hại bà Benazir Bhutto. “Ủy ban Bhutto” hoạt động sau khi giới truyền thông đưa tin (23/6/2009), kẻ bị tình nghi lên kế hoạch ám sát bà Benazir Bhutto là Zainuddin đã bị bắn chết. Nhưng người ta lại thất vọng với kết quả được công bố hôm 15/4/2010 của “Ủy ban Bhutto”.
Theo bản phúc trình dài 65 trang, “Ủy ban Bhutto” khẳng định, chính phủ trung ương, chính quyền tỉnh Punjab và lực lượng cảnh sát thành phố Rawalpindi phải chịu trách nhiệm trước cái chết của bà Benazir Bhutto. Tuy “Ủy ban Bhutto” đã đưa ra những chỉ trích gay gắt đối với cảnh sát địa phương, nhưng không ai phải chịu trách nhiệm về vụ ám sát hôm 27/12/2007 khiến bà Benazir Bhutto tử nạn.
Cựu Giám đốc cơ quan tình báo Pakistan Hamid Gul thực sự sốc khi thấy mọi người dọn dẹp hiện trường ngay sau khi vụ ám sát xảy ra - những vũng máu cùng bằng chứng có thể có như đầu đạn và mẫu ADN của kẻ đánh bom liều chết cùng nhiều dấu vết khác đã bị dọn sạch sẽ tại hiện trường.
Cựu Tổng thống Pervez Musharraf từng đề nghị khai quật mộ bà Benazir Buhtto để khám nghiệm tử thi, nhưng Tổng thống Asif Ali Zardari đã từ chối bởi không tin có thể thực hiện một cuộc điều tra đáng tin cậy. Theo yêu cầu của bà Benazir Bhutto và nhất là sau cái chết của cố Thủ tướng, cựu Thủ tướng Gordon Brown đã cử một đội điều tra từ Sở Cảnh sát Anh (Scotland Yard) đến Pakistan. Sau một thời gian điều tra, phân tích hiện trường, xét nghiệm tang vật, cảnh sát Anh đã kết luận, Taliban đứng sau vụ ám sát bà Benazir Bhutto. Tư lệnh Taliban ở Pakistan Baitullah Mehsud là nghi can lớn nhất trong vụ ám sát bà Benazir Bhutto.
Cựu Tổng thống Pervez Musharraf từng bác bỏ sự dính líu của quân đội và cơ quan tình báo đến cái chết của bà Benazir Bhutto, đồng thời khẳng định, Al Qaeda đứng đằng sau vụ ám sát này. Ông Pervez Musharraf cũng cho rằng, bà Benazir Bhutto phải chịu trách nhiệm chính đối với cái chết của mình bởi cố Thủ tướng đã nhận được rất nhiều cảnh báo kể từ sau vụ mưu sát hôm 18/10/2007. Tuy đang sống lưu vong ở Dubai và London, nhưng ông Pervez Musharraf đang đối mặt với cáo buộc không đảm bảo an ninh cho bà Benazir Bhutto vì bị Tòa án Pakistan phát lệnh bắt giữ (tháng 2/2011), bị tịch thu toàn bộ tài sản và đóng băng tài khoản ngân hàng của ông tại Pakistan (tháng 8/2011)