4 điệp viên phương Tây và Mỹ đổi lấy 10 điệp viên Nga

Thứ Bảy, 10/07/2010, 15:15
Thông tin này đã được đăng tải trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng của Nga, Mỹ và phương Tây ngày 9/7. Theo hãng Ria Novosti, đích thân Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký lệnh ân xá và tha bổng đối với 4 điệp viên của Mỹ từng bị Nga kết án.

Đó là nhà khoa học hạt nhân Igor Sutyagin bị kết án 15 năm tù giam (năm 2004) vì tội cung cấp thông tin về tàu ngầm hạt nhân và các loại vũ khí khác của Nga cho một công ty của Anh là vỏ bọc của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA).

Tiếp đó là Alexander Zaporozhsky, cựu Đại tá trong lực lượng tình báo Nga, bị kết án năm 2003 với 18 năm tù giam vì tội làm gián điệp cho Mỹ. Ông Alexander Zaporozhsky đã nghỉ hưu năm 1997 và sau đó chuyển tới sinh sống ở Mỹ.

Nhưng năm 2001, Nga đã bắt giữ và dẫn độ Alexander Zaporozhsky về nước. Các kết quả điều tra đều cho thấy, Alexander Zaporozhsky đã chuyển nhiều thông tin bí mật về hoạt động của cơ quan tình báo Nga cho Mỹ. Công ty tình báo toàn cầu Mỹ Stratfor thậm chí còn cho hay, Alexander Zaporozhsky đã cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ Robert Hanssen và Aldrich Ames, 2 điệp viên hai mang trong đội ngũ tình báo Mỹ. Nhân vật thứ 3 được trao đổi là cựu Đại tá trong lực lượng tình báo quân sự Mỹ Sergei Skripal. Ông này đã bị phát hiện chuyển các tài liệu mật của Nga cho Anh và bị kết án 13 năm tù giam (năm 2006).

Nga thắt chặt an ninh trước khi đưa các tù binh gián điệp ra sân bay, thực hiện việc trao trả với Mỹ và phương Tây. Ảnh: AP

Bên cạnh đó, Sergei Skripal còn bị cáo buộc tiết lộ danh tính của hàng chục nhân viên tình báo Nga làm việc ở châu Âu. Đặc biệt, trong lần trao đổi điệp viên này, cựu sĩ quan tình báo KGB Gennady Vasilenko bị bắt năm 2005 vì tội buôn bán vũ khí của quân đội một cách bất hợp pháp. Trong lúc này, Bộ Ngoại giao Nga cũng đã ra thông báo về cuộc trao đổi điệp viên này và khẳng định, việc trao đổi được thực hiện bởi Cơ quan tình báo nước ngoài của Nga và CIA, nhằm mục đích cải thiện mối quan hệ Nga - Mỹ mới được thắt chặt trong thời gian vừa qua.

Bên kia đại dương, ngày 9/7, Bộ Tư pháp Mỹ cũng cho hay, 10 nghi phạm gián điệp người Nga đã lên chuyến bay riêng trở về Moskva. Tuy nhiên, những người này sẽ phải qua một trạm trung chuyển ở Vienna (Áo) rồi tới Anh.

Trước đó, họ bị tòa án ở Manhattan xử tội làm gián điệp và rửa tiền cùng với nguy cơ đối mặt với bản án 20 năm tù giam. Mỹ khẳng định, những người này sống cuộc sống 2 mặt trên đất Mỹ với hộ chiếu giả, tên giả… Riêng trường hợp người thứ 11 bị cảnh sát CH Cyprus bắt giữ rồi trốn thoát cũng sẽ được tha bổng.

Luật sư của bà Vicky Pelaez (một trong 10 nghi phạm gián điệp Nga) cho hay, cậu con trai của bà với Mikhail Vasenkov được sinh ra trong thời gian họ sống ở New York có thể sẽ tiếp tục được sinh sống và làm việc ở Mỹ. Năm nay mới 17 tuổi, cậu thanh niên này sẽ được giao cho anh trai trông nuôi. Con cái của những đôi vợ chồng nghi phạm điệp viên khác sống ở Seattle, Arlington, Viriginia cũng có khả năng sẽ được họ hàng nhận nuôi tại Mỹ. Như vậy, có ít nhất 6 người con của các nghi phạm điệp viên nói trên sẽ ở lại Mỹ. Trong trường hợp những cô cậu này không muốn hoặc bố mẹ muốn đưa về Nga thì nhà chức trách Mỹ sẽ căn cứ theo luật để xét

Sông Thương
.
.
.